Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của phóng viên hạng 2 là gì?

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của phóng viên hạng 2 là gì?

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của phóng viên hạng 2 là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của phóng viên hạng 2 như sau:

- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin,truyền thông.

- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao và thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Mức lương của phóng viên hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định:

Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
2. Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).

Theo đó, phóng viên hạng 2 có hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của phóng viên hạng 2 được tính như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương của phóng viên hạng 2 là 7.920.000 đồng đến 12.204.000 đồng.

Xét thăng hạng lên phóng viên hạng 2 cần đáp ứng về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định:

Phóng viên hạng II - Mã số: V.11.02.05
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí;
b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phóng viên hạng II
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu

Theo đó, xét thăng hạng lên phóng viên hạng 2 cần đáp ứng về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp như sau:

- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng 3 hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng 3 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng 3 hoặc tương đương đã chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lương hưu 2025 chính thức: tăng 02 mức cho người lao động, cán bộ công chức đã nghỉ hưu sau tăng 15% tiếp tục được áp dụng đúng không?
Lao động tiền lương
Gộp chi trả 02 tháng lương hưu dịp Tết 2025 cùng kỳ chi trả tháng 1/2025 cho người lao động được xem xét theo Nghị quyết 233 đúng không?
Lao động tiền lương
Đổi cách tính lương hưu, ảnh hưởng lớn đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động ngoài nhà nước như thế nào theo Nghị quyết 28?
Lao động tiền lương
Chốt lương hưu 2025 mức 1, mức 2, mức 3 trong đợt tăng lương hưu mới nhất cho cán bộ công chức viên chức và người lao động đã nghỉ hưu theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Đã có mức lương hưu tối đa 2025 của một số đối tượng hưởng mức tăng lương hưu lần 2 sau lần tăng 15%, cụ thể là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Chốt lương hưu 2025: 3.500.000 đồng cho đối tượng hưởng mức tăng lương hưu đợt 2, đối tượng đó phải nghỉ hưu vào thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Thống nhất chốt lương hưu 2025 sau đợt tăng mới nhất cho cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Chính thức lương hưu 2025: không vượt quá 3500000 đồng cho 07 nhóm đối tượng theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục áp dụng, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Thống nhất lương hưu với 03 mức gồm mức tăng 15%, 02 mức tăng thêm cho đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công theo Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ ngày nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương hưu
13,464 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương hưu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào