Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam được huấn luyện những nội dung gì?
Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam là ai?
Theo Điều 3 Thông tư 54/2013/TT-BGTVT quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam là công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam được cấp Thẻ Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển là công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam được cấp Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để thực hiện việc kiểm tra các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài neo, đậu trong vùng nước cảng biển của Việt Nam.
Theo đó Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có thể là công chức hoặc viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam được cấp Thẻ Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam được huấn luyện những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam được huấn luyện những nội dung gì?
Theo Điều 8 Thông tư 54/2013/TT-BGTVT quy định:
Huấn luyện và thực tập sỹ quan kiểm tra tàu biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam ban hành chương trình huấn luyện sỹ quan kiểm tra tàu biển và tổ chức tập huấn công tác kiểm tra tàu biển hàng năm cho các Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam và Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển.
2. Chương trình huấn luyện sỹ quan kiểm tra tàu biển bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải;
b) Nghiệp vụ kiểm tra tàu biển;
c) Quy trình kiểm tra tàu biển.
3. Sỹ quan kiểm tra tàu biển thực tập kiểm tra trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài neo, đậu trong vùng nước cảng biển Việt Nam dưới sự hướng dẫn của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có năng lực, kinh nghiệm được Giám đốc Cảng vụ Hàng hải phân công.
Theo đó Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam được huấn luyện những nội dung gồm:
- Pháp luật Việt Nam, về điều ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải;
- Nghiệp vụ kiểm tra tàu biển;
- Ngoài ra Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam còn được huấn luyện quy trình kiểm tra tàu biển.
Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 6 Thông tư 54/2013/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 33/2017/TT-BGTVT) quy định thì Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về hiểu biết:
+ Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải;
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải.
- Tiêu chuẩn về trình độ:
+ Đã tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: điều khiển tàu biển, máy tàu biển, điện - vô tuyến điện tàu thủy, thiết kế tàu biển bậc đại học trở lên;
+ Là Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT hoặc tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên và có thời gian đảm nhận chức danh tối thiểu 06 tháng hoặc đăng kiểm viên tàu biển hoặc công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải làm công tác an toàn hàng hải, thanh tra hàng hải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm;
+ Ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B1 theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ hoặc chứng chỉ quốc tế TOEIC đạt từ 450 điểm hoặc IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên hoặc TOEFL IBT 45 điểm trở lên hoặc có bằng cử nhân Anh văn;
+ Tin học văn phòng;
+ Hoàn thành các khóa huấn luyện, cập nhật, bổ sung về nghiệp vụ kiểm tra tàu biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức hoặc các tổ chức nước ngoài tổ chức;
+ Đạt yêu cầu trong các kỳ sát hạch do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức;
+ Có tối thiểu 30 lượt thực tập kiểm tra tàu biển Việt Nam được Giám đốc Cảng vụ hàng hải nơi thực tập xác nhận theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2013/TT-BGTVT.
- Ngoài ra cần có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đảm nhiệm công việc được phân công.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?