Sửa đổi tiêu chuẩn để trở thành Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương từ 20/12/2023, cụ thể thế nào?
- Sửa đổi tiêu chuẩn để trở thành Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương từ 20/12/2023, cụ thể thế nào?
- Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định đối với Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những gì?
- Việc sát hạch sau huấn luyện được áp dụng với đối tượng nào?
Sửa đổi tiêu chuẩn để trở thành Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương từ 20/12/2023, cụ thể thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 09/2017/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/12/2023 có quy định như sau:
Kiểm định viên
Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và Điều 2 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, từ ngày 20/12/2023, Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
- Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
- Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Sửa đổi tiêu chuẩn để trở thành Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương từ 20/12/2023, cụ thể thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định đối với Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 09/2017/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/12/2023 có quy định như sau:
Nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng
1. Nội dung huấn luyện
a) Lý thuyết chung
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định.
- Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định.
- Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định.
- Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.
- Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.
b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng.
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.
- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn.
- Nguyên lý vận hành, quy trình kiểm tra các cơ cấu đo lường điều khiển chính.
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định.
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng, các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định.
- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị.
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn.
- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.
- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).
- Hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng chống cháy nổ; Các thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố rò rỉ khí cháy nổ (đối với nhóm C).
c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm D
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng đối với chai LPG.
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.
- Đặc tính của LPG.
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sử dụng chai LPG.
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng, các sự cố thường gặp đối với chai LPG.
- Tính toán bền chai LPG.
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn; Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với chai LPG.
- Các dạng hư hỏng và tiêu chuẩn loại bỏ khi kiểm định chai LPG.
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.
- Huấn luyện thực hành thực hiện quy trình kiểm định chai LPG.
d) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị E, G:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng.
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản.
- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn.
- Nguyên lý vận hành, quy trình kiểm tra các cơ cấu đo lường điều khiển chính.
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định.
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng, các yếu tố gây phá hủy và hư hỏng, các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định.
- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị.
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn.
- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy.
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định.
- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).
đ) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H, I
Như quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và:
- Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm.
- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, đại tu và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí và bụi nổ.
...
Theo đó, việc huấn luyện nghiệp vụ kiểm định đối với Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được thực hiện theo những nội dung nêu trên.
Việc sát hạch sau huấn luyện được áp dụng với đối tượng nào?
Tại Điều 10 Thông tư 09/2017/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/12/2023 có quy định như sau:
Hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch
1. Sát hạch sau huấn luyện, áp dụng đối với: Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên lần đầu, kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ, kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn.
2. Sát hạch sau bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ.
Theo đó, việc sát hạch sau huấn luyện được áp dụng đối với:
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên lần đầu
- Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ
- Kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?