Sử dụng khí trong công việc hàn hơi phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Hàn hơi là gì?
Tại tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
1. Quy định chung
...
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
1.3.1. Hàn hơi (hay gọi là hàn khí) là phương pháp hàn sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí cháy (C2H2, CH4, ...) hoặc H2 với Oxy để nung chảy kim loại.
1.3.2. Thiết bị hàn hơi là những thiết bị và các phụ kiện kèm theo để phục vụ cho công việc hàn hơi, bao gồm: bình sinh khí acetylen, các chai chứa khí dùng trong công việc hàn hơi và các thiết bị hàn, cắt kim loại.
...
Theo đó, hàn hơi (hay gọi là hàn khí) là phương pháp hàn sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí cháy (C2H2, CH4, ...) hoặc H2 với Oxy để nung chảy kim loại.
Sử dụng khí trong công việc hàn hơi phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Khi sử dụng khí trong công việc hàn hơi phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 2.2.1.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.1.6. Sử dụng khí
2.2.1.6.1. Khi nối van chai chứa khí không khít thì không được dùng lực cưỡng bức. Ren của đầu nối bộ điều chỉnh nối hoặc các dụng cụ phụ phải phù hợp với đầu ra của van chai chứa khí.
2.2.1.6.2. Van chai chứa
- Van chai phải luôn luôn đóng (đầy hoặc hết) trừ khi chai chứa đang được sử dụng.
- Đầu ra của van không được hướng vào người khi đang mở.
- Phải đóng van khi ngừng sử dụng.
- Phải mở van chai từ từ.
- Van chai không có tay vặn phải có chìa vặn (chìa khóa) kèm theo và chỉ được dùng chúng để mở, chìa vặn (chìa khóa) phải để lại trên van trong lúc chai đang sử dụng.
- Đối với van có tay vặn không được dùng cờ lê, mỏ lết, búa hoặc dùng các dụng cụ khác để mở hoặc đóng van.
- Không được dùng lực mạnh để vặn van chai chứa.
- Liên hệ với nhà cung cấp khí nếu việc vận hành van gặp khó khăn. Không được tra dầu mỡ van chai.
- Van vận hành tự động phải được vận hành phù hợp với các chú dẫn.
- Không được sửa chữa van áp suất dư, đặc biệt là hộp kín, để tránh chai chứa khí hoàn toàn không còn khí.
2.2.1.6.3. Không được làm giảm áp suất dư trong chai chứa thấp hơn áp suất làm việc của hệ thống hoặc thấp hơn áp suất dư nhỏ nhất để ngăn dòng ngược của không khí hoặc các tạp chất khác thâm nhập vào trong chai. Van chai phải khóa để giữ áp suất dư trong chai nhỏ nhất trong khoảng từ 0,5 bar đến 2 bar.
2.2.1.6.4. Trước khi tháo bộ điều chỉnh áp suất khỏi chai chứa, phải khóa van chai và bộ điều chỉnh phải xả hết áp suất khí.
2.2.1.6.5. Bộ điều chỉnh, áp kế, ống mềm và các dụng cụ khác được cung cấp để dùng cho mỗi loại khí, không được sử dụng với chai chứa các khí khác.
2.2.1.6.6. Chỉ được sử dụng chai chứa khí ở vùng được thông gió.
Theo đó, sử dụng khí trong công việc hàn hơi phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Khi nối van chai chứa khí không khít thì không được dùng lực cưỡng bức. Ren của đầu nối bộ điều chỉnh nối hoặc các dụng cụ phụ phải phù hợp với đầu ra của van chai chứa khí.
- Đối với van chai chứa
+ Van chai phải luôn luôn đóng (đầy hoặc hết) trừ khi chai chứa đang được sử dụng.
+ Đầu ra của van không được hướng vào người khi đang mở.
+ Phải đóng van khi ngừng sử dụng.
+ Phải mở van chai từ từ.
+ Van chai không có tay vặn phải có chìa vặn (chìa khóa) kèm theo và chỉ được dùng chúng để mở, chìa vặn (chìa khóa) phải để lại trên van trong lúc chai đang sử dụng.
+ Đối với van có tay vặn không được dùng cờ lê, mỏ lết, búa hoặc dùng các dụng cụ khác để mở hoặc đóng van.
+ Không được dùng lực mạnh để vặn van chai chứa.
+ Liên hệ với nhà cung cấp khí nếu việc vận hành van gặp khó khăn. Không được tra dầu mỡ van chai.
+ Van vận hành tự động phải được vận hành phù hợp với các chú dẫn.
+ Không được sửa chữa van áp suất dư, đặc biệt là hộp kín, để tránh chai chứa khí hoàn toàn không còn khí.
- Không được làm giảm áp suất dư trong chai chứa thấp hơn áp suất làm việc của hệ thống hoặc thấp hơn áp suất dư nhỏ nhất để ngăn dòng ngược của không khí hoặc các tạp chất khác thâm nhập vào trong chai. Van chai phải khóa để giữ áp suất dư trong chai nhỏ nhất trong khoảng từ 0,5 bar đến 2 bar.
- Trước khi tháo bộ điều chỉnh áp suất khỏi chai chứa, phải khóa van chai và bộ điều chỉnh phải xả hết áp suất khí.
- Bộ điều chỉnh, áp kế, ống mềm và các dụng cụ khác được cung cấp để dùng cho mỗi loại khí, không được sử dụng với chai chứa các khí khác.
- Chỉ được sử dụng chai chứa khí ở vùng được thông gió.
Thợ hàn hơi có được sử dụng khí oxy để thổi bụi trên các thiết bị hay không?
Tại tiểu mục 4.6 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 7:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
4. Yêu cầu đối với thợ hàn hơi
4.1. Chỉ những người đã qua đào tạo về công việc hàn hơi, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động mới được phép thực hiện công việc hàn hơi. Việc huấn luyện định kỳ về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thợ hàn hơi phải được tiến hành ít nhất 1 lần trong 6 tháng.
4.2. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật an toàn mới được phép tiến hành công việc hàn cắt dưới nước.
4.3. Cấm nữ công nhân tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm, thùng, khoang, bể kín.
4.4. Thợ hàn cắt không được tự ý sửa chữa thiết bị hàn, mỏ hàn, mỏ cắt, ....
4.5. Khi kết thúc công việc phải đóng tất cả các van chai; nới vít nén ở bộ phận giảm áp, xả hết khí thừa ra khỏi ống dẫn.
4.6. Không được sử dụng khí oxy để thổi bụi trên quần áo, thiết bị cũng như dùng để thông thoáng không khí vùng làm việc.
...
Theo quy định trên thì thợ hàn hơi không được sử dụng khí oxy để thổi bụi trên các thiết bị.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?