Sĩ quan quân đội tại ngũ được tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp khi đáp ứng điều kiện gì?

Sĩ quan quân đội tại ngũ có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng điều kiện gì?

Sĩ quan quân đội tại ngũ được tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp khi đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
...
6. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này và điều kiện quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự.

Theo đó, sĩ quan quân đội tại ngũ có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 được tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp khi đáp ứng điều kiện sau:

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;

- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;

- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, sĩ quan quân đội tại ngũ được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo tại các Tòa án quân sự nhưng mà chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật thì sĩ quan quân đội tại ngũ phải đáp ứng điều kiện sau để được tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp:

- Có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014;

- Điều kiện quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Sĩ quan quân đội tại ngũ được tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp khi đáp ứng điều kiện gì?

Sĩ quan quân đội tại ngũ được tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp khi đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp là ai?

Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách cụ thể của Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Việc thay đổi các ủy viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định sau khi có đề nghị của cơ quan mà ủy viên đó đại diện.

Theo đó, Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.

Trong đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền triệu tập họp Hội đồng thi đột xuất không?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:

Phiên họp của Hội đồng
1. Hội đồng họp tối thiểu 02 kỳ họp cho mỗi kỳ thi (trước và sau khi tổ chức thi). Ngoài ra, xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có quyền triệu tập họp đột xuất. Các kỳ họp phải có đủ thành viên của Hội đồng, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng.
2. Phiên họp của Hội đồng thảo luận và quyết định những nội dung sau:
a) Quyết định các kỳ thi trong năm, thời gian, địa điểm tổ chức thi, nội dung các môn thi;
b) Phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng hoặc ôn tập của Học viện Tòa án đối với người dự thi;
c) Quyết định việc ủy quyền cho Học viện Tòa án mở lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc ôn tập và tổ chức thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán;
d) Quy định các điều kiện cụ thể về đối tượng dự thi đối với mỗi kỳ thi;
đ) Duyệt danh sách những người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi;
e) Công bố danh sách những người trúng tuyển sau khi có kết quả thi do Hội đồng thi của Học viện Tòa án tổ chức;
g) Quyết định những vấn đề khác theo quy định.

Theo quy định, Chủ tịch Hội đồng có quyền triệu tập họp đột xuất nếu xét thấy cần thiết.

Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền triệu tập họp Hội đồng thi đột xuất.

Sĩ quan quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trường hợp nào thực hiện việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan quân đội?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Có dùng tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan quân đội để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan quân đội có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Lao động tiền lương
Có khen thưởng sĩ quan quân đội đang trong thời gian thi hành kỷ luật không?
Lao động tiền lương
Cá nhân sĩ quan quân đội có thể đạt được các danh hiệu thi đua nào?
Lao động tiền lương
Sĩ quan quân đội được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế đúng không?
Lao động tiền lương
Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật sĩ quan quân đội đối với khoảng thời gian nào?
Lao động tiền lương
Chưa xem xét kỷ luật đối với sĩ quan nam vi phạm trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thế nào là điều kiện bất khả kháng? Sĩ quan quân đội vi phạm do điều kiện bất khả kháng được miễn trách nhiệm kỷ luật không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sĩ quan quân đội
350 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sĩ quan quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sĩ quan quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào