Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện được chế tạo với bao nhiêu phần chính?
Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện được chế tạo với bao nhiêu phần chính?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 14:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Sào cách điện dạng đặc được chế tạo với ba phần chính:
- Phần làm việc.
- Phần cách điện.
- Phần tay cầm.
2.2. Phần cách điện nằm giữa phần làm việc và tay cầm cần được chế tạo bằng các vật liệu cách điện có tính chất cách điện và tính cơ học cao.
2.3. Cấu trúc phần làm việc phải đảm bảo có thể gắn chắc với các thiết bị và phần cách điện khi thao tác.
2.4. Sào làm bằng ống cách điện phải đảm bảo không cho hơi ẩm và bụi lọt vào phía trong.
2.5. Cấu tạo và khối lượng của sào cách điện dạng đặc phải đảm bảo thuận lợi cho một người thao tác.
2.6. Vật liệu làm ống cách điện có chứa bọt hoặc sào cách điện dạng đặc phải làm từ vật liệu tổng hợp, có thể được tăng cường bằng sợi vô cơ hoặc sợi nhân tạo.
2.7. Bên trong ống cách điện có chứa bọt thì bọt đổ vào phải liên kết được với vách ống cách điện và cả bọt cũng như chất kết dính không được bị suy giảm trong các thử nghiệm, trừ các thử nghiệm phá hủy.
2.8. Đường kính ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc đo được phải nằm trong giới hạn dung sai qui định tại Bảng 1, Mục 2- Đặc tính kỹ thuật của TCVN 5587: 2008 ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện.
2.9. Việc thử nghiệm điển hình; thử nghiệm thường xuyên; thử nghiệm lấy mẫu phải tuân thủ theo các quy định tại Mục 3- Thử nghiệm điển hình; Mục 4- Thử nghiệm thường xuyên và thử nghiệm lấy mẫu của TCVN 5587:2008.
2.10. Trong trường hợp TCVN 5587: 2008 ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện nói trên có sự sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
Theo đó, sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện được chế tạo với ba phần chính là:
- Phần làm việc.
- Phần cách điện.
- Phần tay cầm.
Sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện được chế tạo với bao nhiêu phần chính? (Hình từ Internet)
Việc quản lý sào cách điện dạng đặc sản xuất trong nước dùng để làm việc khi có điện được thực hiện như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 14:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt sản xuất trong nước
3.1.1. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong «Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật» ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/QĐ-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.1.2. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại Mục 5- Các điều khoản đặc biệt của TCVN 5587 : 2008.
...
Theo đó, việc quản lý sào cách điện dạng đặc sản xuất trong nước dùng để làm việc khi có điện được thực hiện theo như quy định nêu trên.
Việc chứng nhận hợp quy của sào cách điện dạng đặc nhập khẩu do ai tiến hành?
Tại tiểu mục 3.2.2 Mục 3 QCVN 14:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
...
3.2. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt nhập khẩu
3.2.1. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
3.2.3. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong «Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật» ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/QĐ-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.4. Trong trường hợp các sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
3.2.5. Sào cách điện dạng đặc hoặc ống cách điện có chứa bọt nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại Mục 5- Các điều khoản đặc biệt của TCVN 5587 : 2008.
...
Việc chứng nhận hợp quy của sào cách điện dạng đặc nhập khẩu do các tổ chức chứng nhận đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?