Quyết định miễn nhiệm công chức lãnh đạo Bộ Y tế khi có tỷ lệ đồng ý là bao nhiêu?
Quyết định miễn nhiệm công chức lãnh đạo Bộ Y tế khi có tỷ lệ đồng ý là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức hành chính của Bộ Y tế, người đứng đầu tổ chức hành chính trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức đó theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu tổ chức hành chính bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo Bộ Y tế phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm đồng ý.
Trong trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định.
Quyết định miễn nhiệm công chức lãnh đạo Bộ Y tế khi có tỷ lệ đồng ý là bao nhiêu?
Tờ trình trong hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo Bộ Y tế do ai ký?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm
1. Tờ trình về việc đề nghị cho từ chức, miễn nhiệm do người đứng đầu tổ chức hành chính ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu tổ chức hành chính đó quyết định).
2. Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
3. Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Theo đó, tờ trình về việc đề nghị cho công chức lãnh đạo Bộ y tế miễn nhiệm do:
- Người đứng đầu tổ chức hành chính ký đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc
- Người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ký đối với trường hợp người đứng đầu tổ chức hành chính đó quyết định.
Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho những ai ký quyết định miễn nhiệm công chức lãnh đạo?
Căn cứ theo Điều 12 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền
1. Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức vụ cấp trưởng, cấp phó của các tổ chức cấp Vụ và giao quyền hoặc cử phụ trách đối với các tổ chức cấp Vụ.
2. Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức vụ cấp trưởng của các tổ chức cấp Phòng (bao gồm cả cấp trưởng của các tổ chức hành chính thuộc Tổng cục) và giao quyền hoặc giao phụ trách đối với các tổ chức cấp Phòng thuộc tổ chức cấp Vụ (bao gồm cả các tổ chức hành chính thuộc Tổng cục).
3. Bộ trưởng ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức vụ cấp phó của tổ chức cấp Phòng thuộc Vụ.
4. Bộ trưởng ủy quyền cho Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức vụ cấp phó của tổ chức cấp Phòng thuộc tổ chức cấp Vụ (bao gồm cả cấp phó của các tổ chức hành chính thuộc Tổng cục).
5. Bộ trưởng ủy quyền cho Tổng Cục trưởng ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các tổ chức hành chính thuộc Văn phòng thuộc Tổng cục.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ y tế ủy quyền:
- Cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực: ký quyết định miễn nhiệm chức vụ cấp trưởng của các tổ chức cấp Phòng và giao quyền hoặc giao phụ trách đối với các tổ chức cấp Phòng thuộc tổ chức cấp Vụ.
- Cho Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế: ký quyết định miễn nhiệm chức vụ cấp phó của tổ chức cấp Phòng thuộc Vụ.
- Cho Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ: ký quyết định miễn nhiệm chức vụ cấp phó của tổ chức cấp Phòng thuộc tổ chức cấp Vụ.
- Cho Tổng Cục trưởng: ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các tổ chức hành chính thuộc Văn phòng thuộc Tổng cục.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?