Quyết định đình chỉ hành nghề đối với bác sĩ thuộc LLVT có cần thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Quyết định đình chỉ hành nghề đối với bác sĩ thuộc LLVT có cần thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ hành nghề của cấp có thẩm quyền, Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm:
a) Thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Gửi quyết định đình chỉ cho người hành nghề hoặc thực hiện việc giới hạn phạm vi hành nghề của người bị đình chỉ trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Gửi quyết định đình chỉ cho cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề đó đối với trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
Như vậy, quyết định đình chỉ hành nghề đối với bác sĩ thuộc LLVT có cần thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an trước thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ hành nghề của cấp có thẩm quyền.
Quyết định đình chỉ hành nghề đối với bác sĩ thuộc LLVT có cần thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không? (Hình từ Internet)
Thời hạn đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tối đa bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Trường hợp quyết định đình chỉ không bắt buộc người hành nghề bị đình chỉ hoạt động phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì người hành nghề được tiếp tục hành nghề khi hết thời hạn đình chỉ.
2. Trường hợp quyết định đình chỉ bắt buộc người hành nghề bị đình chỉ hoạt động phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục, trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có quyết định đình chỉ có hiệu lực, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện và gửi kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ Y tế về Cơ quan được giao quản lý về y tế.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục, Cơ quan được giao quản lý về y tế báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề quyết định việc cho phép tiếp tục hành nghề.
4. Trường hợp người hành nghề không hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Điều này, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Người hành nghề có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp tổng thời gian đình chỉ quá 24 tháng, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thu hồi giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quá thời gian đình chỉ và người hành nghề phải thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.
5. Thời hạn đình chỉ không quá 24 tháng.
Theo đó, thời hạn đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tối đa là 24 tháng.
Bác sĩ thuộc lực lượng vũ trang có cần phải có giấy phép hành nghề hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
a) Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề như sau:
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
...
Theo đó, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT cần phải có giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn sau: Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng; Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Như vậy, bác sĩ thuộc lực lượng vũ trang bắt buộc phải có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?