Quyền của người giữ chức vụ Chuyên viên về hành chính tư pháp hiện nay là gì?
Chuyên viên về hành chính tư pháp phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về hành chính tư pháp quy định tại Phụ lục VI Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên về hành chính tư pháp phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, chương trình và văn bản khác về công tác hành chính tư pháp. Hoặc đối với cấp tỉnh, cấp huyện: Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác hành chính tư pháp. |
Hướng dẫn | - Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác hành chính tư pháp. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác hành chính tư pháp. - Tham gia tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hành chính tư pháp. |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết | Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật |
Tham gia thẩm định văn bản | Tham gia thẩm định, góp ý văn bản về công tác hành chính tư pháp. |
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ | - Lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực a) Tham gia thanh tra chuyên ngành lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định pháp luật (đối với cấp Bộ, cấp tỉnh). b) Tham gia thực hiện nghiên cứu việc xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (đối với cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện). c) Tham gia giải quyết các việc về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (đối với cấp Bộ, cấp tỉnh); hộ tịch, chứng thực (đối với cấp huyện) được phân công theo quy định. - Lĩnh vực con nuôi a) Tham gia xây dựng các mẫu sổ sách, giấy tờ về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. b) Tham gia giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết các việc cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài và quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Tổ công tác liên ngành đảm bảo thực thi công ước La Hay 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế; Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam. c) Tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi theo thẩm quyền. Hoặc đối với cấp tỉnh: a) Tham gia giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác nuôi con nuôi tại địa phương. b) Tham gia thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các việc về nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. c) Tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền. Hoặc đối với cấp huyện: a) Giải quyết các việc nuôi con nuôi được phân công theo quy định. b) Tham gia, phối hợp kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền. - Lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm a) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật. b) Tham gia xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; thực hiện việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm. Hoặc đối với cấp tỉnh: Tham gia giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương; tham gia hướng dẫn, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương và kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai theo thẩm quyền. - Lĩnh vực bồi thường nhà nước a) Tham gia kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả; kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà không ra quyết định hủy; kiến nghị Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xem xét lại quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả theo quy định của pháp luật. b) Tham gia theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả; kiểm tra, thanh tra công tác bồi thường nhà nước; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. c) Tham gia Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết yêu cầu bồi thường; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật. d) Tham gia Quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu về công tác bồi thường nhà nước, trang thông tin điện tử về bồi thường nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật. e) Tham gia theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. g) Tham gia xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường đối với các vụ việc theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. h) Tham gia, phối hợp thực hiện việc giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại trong các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ theo quy định của pháp luật. i) Tham gia thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. Hoặc đối với cấp tỉnh: a) Tham gia Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương. b) Tham gia Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương. - Tham gia quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp (đối với cấp Bộ); Tham gia tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp; cung cấp lý lịch tư pháp, thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các Sở Tư pháp khác (đối với cấp tỉnh). |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị giao. |
Quyền của người giữ chức vụ Chuyên viên về hành chính tư pháp hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Chuyên viên về hành chính tư pháp là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về hành chính tư pháp quy định tại Phụ lục VI Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên về hành chính tư pháp có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng. |
Chuyên viên về hành chính tư pháp phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về hành chính tư pháp quy định tại Phụ lục VI Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chuyên viên về hành chính tư pháp phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 2-3 |
Tổ chức thực hiện công việc | 2-3 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 2-3 | |
Giao tiếp ứng xử | 2-3 | |
Quan hệ phối hợp | 2-3 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Sử dụng ngoại ngữ | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản | 2-3 |
Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản | 2-3 | |
Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản | 2-3 | |
Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản | 2-3 | |
Khả năng phối hợp thực hiện văn bản | 2-3 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 1-2 |
Quản lý sự thay đổi | 1-2 | |
Ra quyết định | 1-2 | |
Quản lý nguồn lực | 1-2 | |
Phát triển nhân viên | 1-2 |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?