Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với yêu cầu an toàn lắp đặt thang máy thì quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên sẽ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh H.T.Đ (Phú Yên).

Khi thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên thì cần đảm bảo yêu cầu chung như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.7.1 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu như sau:

5.7.1 Yêu cầu chung
5.7.1.1 Yêu cầu này áp dụng cho thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên không sử dụng bộ khống chế vượt tốc, hoặc hệ thống điện tử có thể lập trình được vốn là đối tượng thử nghiệm 5.4 và 5.6. Kết quả thử nghiệm bộ hãm an toàn đã qua bước được kiểm tra xác nhận phù hợp 5.3 có thể được sử dụng để kiểm tra phạm vi áp dụng cho phép.
...

Như vậy, việc thử nghiệm thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên phải đảm bảo các yêu cầu chung như trên.

Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên như thế nào?

Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.7.3 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) về mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên như sau:

5.7.3 Thử nghiệm
5.7.3.1 Phương pháp thử
Phương pháp thử được thỏa thuận giữa bên yêu cầu thử nghiệm và đơn vị thử nghiệm, tùy thuộc vào loại thiết bị và tính năng hoạt động của chúng sao cho đạt được các chức năng làm việc thực tế của hệ thống. Các số liệu phải đo gồm:
a) gia tốc và tốc độ;
b) quãng đường phanh;
c) gia tốc hãm.
Các số liệu đo cần thể hiện dưới dạng hàm số của thời gian.
5.7.3.2 Quy trình thử nghiệm
5.7.3.2.1 Yêu cầu chung
Ít nhất phải tiến hành hai mươi thử nghiệm với thiết bị giám sát tốc độ trong phạm dãy tốc độ kích hoạt tương ứng với dãy tốc độ định mức của thang máy cho trong 5.7.1.2.
Gia tốc của khối lượng để đạt đến tốc độ kích hoạt phải càng nhỏ càng tốt, nhằm loại trừ ảnh hưởng của quán tính.
5.7.3.2.2 Thiết bị thử nghiệm với một mức khối lượng
Đơn vị thử nghiệm sẽ tiến hành bốn lần thử với khối lượng hệ thống tương ứng với cabin không tải.
Giữa các lần thử các thành phần bị ma sát phải để nguội để trở về nhiệt độ ban đầu.
Trong quá trình thử có thể được sử dụng vài cụm bộ phận bị ma sát giống nhau.
Tuy nhiên, mỗi cụm bộ phận phải có khả năng thực hiện:
a) ba lần thử, nếu tốc độ định mức không vượt quá 4 m/s;
b) hai lần thử, nếu tốc độ định mức vượt quá 4 m/s.
Các thử nghiệm được tiến hành với tốc độ kích hoạt lớn nhất mà thiết bị sẽ đáp ứng khi được sử dụng.
5.7.3.2.3 Thiết bị dùng thử nghiệm với các mức khối lượng khác nhau
Việc hiệu chỉnh diễn ra theo từng giai đoạn hoặc liên tục.
Một loạt thử nghiệm được tiến hành với khối lượng lớn nhất được áp dụng và một loạt thử nghiệm được tiến hành với khối lượng nhỏ nhất. Bên yêu cầu thử nghiệm phải cung cấp công thức, hoặc đồ thị chỉ rõ sự biến đổi của lực phanh phụ thuộc vào các thông số cho trước.
Đơn vị thử nghiệm sẽ dùng phương thức phù hợp (bằng cách thiết lập dãy thông số thứ ba cho các điểm trung gian, nếu không có phương pháp tốt hơn) để thử nghiệm công thức đã cho.
5.7.3.2.4 Thiết bị giám sát vượt tốc
5.7.3.2.4.1 Quy trình thử nghiệm
Ít nhất phải tiến hành hai mươi thử nghiệm trong dãy tốc độ kích hoạt mà không sử dụng thiết bị phanh. Phần lớn các thử nghiệm phải thực hiện với các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy giá trị.
5.7.3.2.4.2 Diễn giải kết quả
Trong hai mươi lần thử, tốc độ kích hoạt phải nằm trong giới hạn theo như yêu cầu ở các tiêu chuẩn yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này (ví dụ TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.6.6.1).
5.7.3.3 Kiểm tra sau thử nghiệm
Sau khi thử nghiệm:
a) độ cứng của chi tiết hãm phải được so sánh với số liệu gốc cung cấp bởi bên yêu cầu thử nghiệm;
b) nếu không bị gãy, sẽ kiểm tra độ biến dạng hoặc các thay đổi khác (ví dụ nứt, biến dạng hoặc mòn của các chi tiết hãm, bề mặt ma sát);
c) nếu cần thiết, chụp ảnh các chi tiết hãm và bộ phận mà thiết bị tác động lên để làm bằng chứng cho sự biến dạng hoặc nứt gãy.
d) phải kiểm tra để đảm bảo gia tốc hãm khi thử với khối lượng nhỏ nhất không được vượt quá 1 gn.
...

Như vậy, khi thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên của thang máy thì cần đáp ứng quy trình thử nghiệm về:

- Thiết bị thử nghiệm với một mức khối lượng;

- Thiết bị giám sát vượt tốc.

Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?

Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu được quy định tại Phục lục A theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) như sau:

Phụ lục A

(quy định)

Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu

Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu phải bao gồm các nội dung sau.

GIẤY CHỨNG NHẬN THỬ NGHIỆM MẪU

Tên đơn vị thử nghiệm...........................................................................................................

Mẫu thử nghiệm số................................................................................................................

1 Loại mẫu và nhãn hiệu.........................................................................................................

2 Tên và địa chỉ nhà sản xuất..................................................................................................

.............................................................................................................................................

3 Tên và địa chỉ của cơ sở sở hữu chứng nhận.......................................................................

4 Ngày nộp hồ sơ xin thử nghiệm............................................................................................

5 Chứng nhận được cấp trên cơ sở các yêu cầu sau...............................................................

.............................................................................................................................................

6 Đơn vị thử nghiệm...............................................................................................................

7 Ngày và số hiệu báo cáo thử nghiệm....................................................................................

8 Ngày tiến hành thử nghiệm..................................................................................................

9 Các tài liệu mang số hiệu thử nghiệm như ở trên, được đính kèm theo giấy chứng nhận này...

.............................................................................................................................................

10 Thông tin khác...................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Địa điểm ……………………………………….(Ngày)..................................................................

Tên và chức vụ người ký giấy chứng nhận..............................................................................

(Chữ ký)................................................................................................................................

Tải Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu: Tại đây

Thiết bị chống vượt tốc cabin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị chống vượt tốc cabin theo chiều lên như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết bị chống vượt tốc cabin
193 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị chống vượt tốc cabin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị chống vượt tốc cabin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào