Quy trình thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?

Cho tôi hỏi đối với yêu cầu an toàn lắp đặt thang máy thì quy trình thử nghiệm bộ hãm êm sẽ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh P.L.P (An Giang).

Yêu cầu chung của việc thử nghiệm mẫu bộ hãm an toàn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?

Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu như sau:

5.3 Thử nghiệm mẫu bộ hãm an toàn
5.3.1 Yêu cầu chung
Bên yêu cầu thử nghiệm phải trình bày rõ phạm vi sử dụng của thiết bị, ví dụ như:
- khối lượng nhỏ nhất, lớn nhất;
- tốc độ định mức lớn nhất và tốc độ kích hoạt lớn nhất.
Cần chỉ rõ các thông tin chi tiết về vật liệu sử dụng, loại ray dẫn hướng và phương pháp gia công bề mặt ray (như kéo, phay, cán).
Các tài liệu sau phải được kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận:
a) bản vẽ lắp ráp và bản vẽ chi tiết thể hiện kết cấu, nguyên lý hoạt động, vật liệu sử dụng, kích thước và dung sai của các bộ phận;
b) trường hợp bộ hãm an toàn êm, bổ sung thêm biểu đồ tài liên quan đến các phần tử đàn hồi.
...

Như vậy, việc thử nghiệm mẫu bộ hãm an toàn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) phải đảm bảo các yêu cầu chung như trên.

Quy trình thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?

Quy trình thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy theo TCVN 6396-50:2017? (Hình từ Internet)

Quy trình thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?

Căn cứ theo tiểu mục 5.3.3 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) về bộ hãm êm như sau:

5.3.3 Bộ hãm êm
5.3.3.1 Mô tả và mẫu thử
Bên yêu cầu thử nghiệm phải nêu rõ việc thử nghiệm sẽ được tiến hành với khối lượng bao nhiêu kilôgam và với tốc độ kích hoạt của bộ khống chế vượt tốc bằng bao nhiêu mét trên giây. Nếu bộ hãm an toàn phải thử nghiệm cho nhiều khối lượng khác nhau thì bên yêu cầu thử nghiệm phải chỉ rõ việc điều chỉnh khối lượng diễn ra theo từng giai đoạn hay liên tục.
Bên yêu cầu thử nghiệm có thể chọn cách tính khối lượng treo tính bằng kilôgam bằng cách chia lực phanh dự tính đo bằng Newton cho 16, nhằm ứng với gia tốc hãm trung bình 0,6 gn.
Một bộ hãm an toàn hoàn chỉnh theo như thỏa thuận với đơn vị thử nghiệm, cùng với số lượng má phanh cần thiết cho tất cả các thử nghiệm phải được cung cấp cho đơn vị thử nghiệm sử dụng. Số lượng các bộ má phanh cần cho các cuộc thử nghiệm cũng phải được kèm theo. Ngoài ra còn phải cung cấp các thanh ray dẫn hướng với chiều dài do đơn vị thử nghiệm quy định.
5.3.3.2 Thử nghiệm
5.3.3.2.1 Phương pháp thử
5.3.3.2.1.1 Việc thử nghiệm được thực hiện bằng phương pháp cho rơi tự do. Các thông số phải đo trực tiếp hoặc gián tiếp gồm:
a) tổng chiều dài quãng đường rơi tự do;
b) quãng đường phanh trên ray dẫn hướng;
c) quãng đường trượt của cáp khống chế vượt tốc hoặc thiết bị thay thế;
d) tổng hành trình của các bộ phận bộ lò xo.
Các số liệu đo được ở a) và b) được ghi nhận như là một hàm của thời gian.
5.3.3.2.1.2 Các thông số sau cần xác định:
a) lực phanh trung bình;
b) lực phanh tức thời lớn nhất;
c) lực phanh tức thời nhỏ nhất.
5.3.3.2.2 Quy trình thử nghiệm
5.3.3.2.2.1 Bộ hãm an toàn được thử nghiệm với một mức khối lượng
Đơn vị thử nghiệm sẽ thực hiện bốn lần thử nghiệm với khối lượng (P + Q)1. Giữa các lần thử nghiệm, các bộ phận bị ma sát sẽ được để nguội để trở về nhiệt độ bình thường.
Trong quá trình thử nghiệm có thể sử dụng vài cụm bộ phận bị ma sát giống nhau.
Tuy vậy, mỗi cụm phải có khả năng thực hiện:
a) ba lần thử, nếu tốc độ định mức không vượt quá 4 m/s;
b) hai lần thử, nếu tốc độ vượt quá 4 m/s.
Độ cao rơi tự do cần tính toán để tương ứng với tốc độ kích hoạt lớn nhất của bộ khống chế vượt tốc sử dụng với bộ hãm an toàn này.
Bộ hãm an toàn được kích hoạt bằng một thiết bị cho phép tốc độ kích hoạt được đáp ứng một cách chính xác.
Ví dụ, nếu khi sử dụng cáp, phần dây chùng nên được tính toán cẩn thận, cố định vào ống bọc, ống này có thể chuyển động ma sát với phần cáp thẳng cố định. Lực ma sát cần phải tương tự lực tác động từ bộ khống chế vượt tốc lên cáp nối với bộ hãm an toàn.
5.3.3.2.2.2 Bộ hãm an toàn thử nghiệm với nhiều mức khối lượng khác nhau
Việc hiệu chỉnh diễn ra theo từng giai đoạn hoặc liên tục.
Hai loại thử nghiệm được tiến hành với:
a) khối lượng lớn nhất; và
b) khối lượng nhỏ nhất.
Bên yêu cầu thử nghiệm cần cung cấp công thức, hoặc đồ thị chỉ rõ sự thay đổi của lực phanh phụ thuộc vào các thông số cho trước.
Đơn vị thử nghiệm sẽ dùng phương thức phù hợp (thông qua chuỗi thử nghiệm thứ ba cho các điểm trung gian, nếu không có phương pháp tốt hơn) để thử nghiệm công thức đã cho.
5.3.3.2.3 Xác định lực phanh của bộ hãm an toàn
5.3.3.2.3.1 Bộ hãm an toàn được thử nghiệm với một mức khối lượng
Lực phanh mà bộ hãm an toàn có thể đạt được sau căn chỉnh và ứng với từng loại ray được lấy bằng giá trị trung bình của các giá trị nhận được khi thử nghiệm. Mỗi thử nghiệm được tiến hành trên các phần chưa được sử dụng của thanh ray.
Cần kiểm tra đảm bảo để giá trị trung bình xác định trong quá trình thử nghiệm dao động trong khoảng ± 25 % tương ứng với giá trị lực phanh đã xác định bên trên.
CHÚ THÍCH: Thực nghiệm cho thấy hệ số ma sát có thể giảm đáng kể nếu các thử nghiệm được thực hiện nhiều lần liên tiếp trên cùng một vùng trên đoạn ray. Điều này góp phần vào việc làm biến đổi điều kiện bề mặt trong quá trình vận hành liên tục của bộ hãm an toàn.
Có thể chấp nhận rằng trong quá trình lắp đặt, bộ hãm an toàn có thể có hoạt động không chủ ý tại vị trí chưa sử dụng trên thanh ray dẫn hướng.
Cần chú ý rằng, nếu do ngẫu nhiên lực phanh có thể bị giảm về độ lớn cho đến khi trượt đến đoạn bề mặt thanh ray chưa sử dụng. Do đó độ trượt sẽ lớn hơn so với bình thường.
Đây là lý do cho việc không cho phép có bất kỳ sự điều chỉnh nào khiến cho gia tốc hãm quá nhỏ ngay từ lúc bắt đầu.
5.3.3.2.3.2 Hiệu chỉnh theo từng giai đoạn hoặc liên tục
Việc hiệu chỉnh được thực hiện theo từng giai đoạn hoặc liên tục.
Lực phanh mà bộ hãm an toàn có thể đạt đến được tính toán như trong 5.3.3.2.3.1 ứng với khối lượng lớn nhất và nhỏ nhất.
5.3.3.2.4 Đánh giá sau quá trình thử nghiệm
Các nội dung sau cần được đánh giá sau quá trình thử nghiệm:
a) độ cứng của thân và các chi tiết hãm được so sánh với số liệu gốc cung cấp bởi bên yêu cầu thử nghiệm;
b) biến dạng hoặc các thay đổi khác sẽ được kiểm tra (ví dụ nứt, biến dạng hoặc mòn của các chi tiết hãm, bề mặt ma sát);
c) nếu cần thiết, chụp ảnh bộ hãm an toàn, các chi tiết hãm và ray dẫn hướng để làm bằng chứng cho sự biến dạng hoặc nứt gãy.
...

Như vậy, khi thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy thì cần đáp ứng 02 quy trình về:

- Bộ hãm an toàn được thử nghiệm với một mức khối lượng;

- Bộ hãm an toàn thử nghiệm với nhiều mức khối lượng khác nhau.

Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?

Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu được quy định tại Phục lục A theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) như sau:

Phụ lục A

(quy định)

Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu

Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu phải bao gồm các nội dung sau.

GIẤY CHỨNG NHẬN THỬ NGHIỆM MẪU

Tên đơn vị thử nghiệm...........................................................................................................

Mẫu thử nghiệm số................................................................................................................

1 Loại mẫu và nhãn hiệu.........................................................................................................

2 Tên và địa chỉ nhà sản xuất..................................................................................................

.............................................................................................................................................

3 Tên và địa chỉ của cơ sở sở hữu chứng nhận.......................................................................

4 Ngày nộp hồ sơ xin thử nghiệm............................................................................................

5 Chứng nhận được cấp trên cơ sở các yêu cầu sau...............................................................

.............................................................................................................................................

6 Đơn vị thử nghiệm...............................................................................................................

7 Ngày và số hiệu báo cáo thử nghiệm....................................................................................

8 Ngày tiến hành thử nghiệm..................................................................................................

9 Các tài liệu mang số hiệu thử nghiệm như ở trên, được đính kèm theo giấy chứng nhận này...

.............................................................................................................................................

10 Thông tin khác...................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Địa điểm ……………………………………….(Ngày)..................................................................

Tên và chức vụ người ký giấy chứng nhận..............................................................................

(Chữ ký)................................................................................................................................

Tải Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu: Tại đây

Lắp đặt thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn về tính năng cần đạt được sau khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 như nào?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị bảo vệ cabin di chuyển không định trước gồm những quy trình nào?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ giảm chấn của thang máy theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?
Lao động tiền lương
Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì cần phải thử nghiệm những gì?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ hãm tức thời của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Lao động tiền lương
Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì phải kiểm tra những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lắp đặt thang máy
793 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lắp đặt thang máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lắp đặt thang máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào