Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?

Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?

Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 11.2 Mục 11 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định về thủ tục, quy trình cho vay cụ thể như sau:

Thủ tục, quy trình cho vay
...
11.2. Quy trình cho vay:
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phân công cán bộ tín dụng thực hiện:
- Kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định Mẫu số 02/LĐNN trình Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ /Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ Tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn.
+ Nếu không phê duyệt thì NHCSXH nơi cho vay thông báo từ chối cho vay Mẫu số 04a/LĐNN ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn.
+ Nếu phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay Mẫu 04/LĐNN đến khách hàng vay vốn.
- NHCSXH nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng Mẫu số 05/LĐNN; lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy định của NHCSXH.
- Báo cáo thẩm định và các hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm nhưng phải tuân thủ theo nội dung mẫu hướng dẫn tại văn bản này và được đánh máy.
- Sau khi hồ sơ vay vốn được hoàn thiện được bàn giao cho bộ phận kế toán làm căn cứ giải ngân vốn vay cho khách hàng, trong đó Báo cáo thẩm định được lập 02 bản theo Mẫu số 02/LĐNN, 01 bản lưu tại bộ phận tín dụng, 01 bản lưu tại bộ phận kế toán.
- Trước khi giải ngân vốn vay NHCSXH nơi cho vay: nhập kho hồ sơ bảo đảm tiền vay và giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định hiện hành của NHCSXH; hướng dẫn khách hàng vay vốn thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHCSXH nơi cho vay. Việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
...

Theo đó, quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động được thực hiện các bước sau đây:

Bước 1:

Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (viết tắt là NHCSXH) nơi cho vay phân công cán bộ tín dụng thực hiện:

- Kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định Mẫu số 02/LĐNN trình Trưởng phòng Kế hoạch - nghiệp vụ /Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ Tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn.

+ Nếu không phê duyệt thì NHCSXH nơi cho vay thông báo từ chối bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối.

+ Nếu phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay Mẫu 04/LĐNN đến khách hàng vay vốn.

Bước 2:

- NHCSXH nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng.

- Báo cáo thẩm định và các hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm.

- Sau khi hồ sơ vay vốn được hoàn thiện được bàn giao cho bộ phận kế toán thì báo cáo thẩm định phải có 01 bản lưu tại bộ phận tín dụng, 01 bản lưu tại bộ phận kế toán.

Bước 3:

- Trước khi giải ngân vốn vay NHCSXH nơi cho vay: nhập kho hồ sơ bảo đảm tiền vay và giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có);

Hướng dẫn khách hàng vay vốn thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHCSXH nơi cho vay.

Việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?

Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào? (Hình từ Internet)

Người lao động thuộc hộ nghèo có được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi xuất khẩu lao động không?

Căn cứ tại Điều 20 Luật Việc làm 2013 quy định:

Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:
a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
3. Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.

Theo đó, người lao động thuộc hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi đi xuất khẩu lao động.

Mục đích sử dụng vốn vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động là gì?

Căn cứ tại Mục 9 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định:

Mục đích sử dụng vốn vay
Vốn vay được sử dụng vào việc chi trả các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo quy định được ghi theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, mục đích sử dụng vốn vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động là chi trả các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp.

Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2 lần không?
Lao động tiền lương
NLĐ đi xuất khẩu lao động phải đóng bảo hiểm xã hội ở bao nhiêu nơi?
Lao động tiền lương
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động thu định kỳ theo thời gian nào?
Lao động tiền lương
04 đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động là ai?
Lao động tiền lương
Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc được hưởng quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Visa E9 được ở lại bao lâu?
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xuất khẩu lao động
102 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào