Quy định về thời giờ làm việc của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ phải được ghi nhận ở đâu?
- Quy định về thời giờ làm việc của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ phải được ghi nhận ở đâu?
- Việc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ tuân theo những nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ?
Quy định về thời giờ làm việc của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ phải được ghi nhận ở đâu?
Tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.
2. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:
a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
c) Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định tại điểm a hoặc quy định tại điểm b khoản này, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư này.
3. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Theo đó, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm.
Quy định về thời giờ làm việc của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ phải được ghi nhận ở đâu? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ tuân theo những nguyên tắc nào?
Tại Điều 5 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
1. Trong năm, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã xác định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày ít hơn 8 giờ, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động không phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
3. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc, thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
4. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày nhiều hơn 8 giờ đã được xác định trong kế hoạch tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, thì số giờ chênh lệch đó không tính là thời giờ làm thêm.
5. Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Như vậy, việc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ phải tuân theo 05 nguyên tắc nêu trên.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ?
Tại Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
a) Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ có trách nhiệm như sau:
- Đảm bảo chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngời cho người lao động;
- Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm và tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi thực hiện;
- Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động biết;
- Trả lương đầy đủ cho người lao động theo hợp đồng lao động và theo thỏa thuận;
- Báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?