Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là ai? Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe thế nào?
Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là ai?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
3. Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
4. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.
5. Chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu.
Theo đó, Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là ai? Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe thế nào?
Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe thế nào?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Chăm sóc sức khỏe Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ bao gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Danh mục chức danh chiến đấu viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
- Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
- Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định. Cụ thể:
+ Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
+ Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?