Phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động gì?

Hình thức tổ chức thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân ra sao? Phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động gì?

Hình thức tổ chức thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân ra sao?

Theo Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định:

Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua
1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị;
b) Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:
a) Trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Tại các cụm, khối thi đua;
c) Tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó có 2 hình thức tổ chức thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân gồm thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.

Phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động gì?

Phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động gì? (Hình từ Internet)

Phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động gì?

Theo Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định:

Nội dung tổ chức phong trào thi đua
...
2. Phong trào thi đua thường xuyên có các hoạt động sau:
a) Thi đua trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; công việc đột xuất, ngoài chương trình, kế hoạch được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao;
b) Thi đua trong công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;
c) Các hoạt động động viên, thu hút, khuyến khích tập thể, cá nhân sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc, phổ biến, nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm;
d) Các hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng: Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hoạt động thi đua tại đơn vị, hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền; việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; công tác tuyên truyền về hoạt động thi đua, khen thưởng, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả.
3. Phong trào thi đua theo chuyên đề có các hoạt động sau:
a) Hưởng ứng phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước phát động;
b) Phát động, tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Kiểm sát nhân dân gắn với nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các sự kiện lớn của Ngành;
c) Phát động, tổ chức phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị.

Theo đó phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động sau:

- Thi đua trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ;

Thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; công việc đột xuất, ngoài chương trình, kế hoạch được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao;

- Thi đua trong công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;

- Các hoạt động động viên, thu hút, khuyến khích tập thể, cá nhân sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc, phổ biến, nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm;

- Các hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng gồm:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hoạt động thi đua tại đơn vị, hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;

+ Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; công tác tuyên truyền về hoạt động thi đua, khen thưởng, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả.

Ai có thẩm quyền phát động phong trào thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân?

Theo Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định:

Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động, chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Theo đó thẩm quyền phát động phong trào thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân cụ thể như sau:

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm quyền phát động phòng trao thi đua trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.

- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp thẩm quyền phát động phòng trao thi đua trong phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Lưu ý: Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC có hiệu lực từ 01/10/2024.

Ngành Kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cá nhân mới được tuyển dụng ngành Kiểm sát bao lâu thì không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến?
Lao động tiền lương
Công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân nghỉ chế độ thai sản có được xét danh hiệu Lao động tiên tiến không?
Lao động tiền lương
Phong trào thi đua thường xuyên của ngành Kiểm sát nhân dân có các hoạt động gì?
Lao động tiền lương
Đối tượng được áp dụng thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là những ai?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm thi hành Quy chế phân cấp quản lý công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân?
Lao động tiền lương
Không xem xét từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công chức ngành Kiểm sát nhân dân đang đảm nhận nhiệm vụ phòng chống thiên tai có thuộc trường hợp xem xét từ chức không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngành Kiểm sát nhân dân
174 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành Kiểm sát nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành Kiểm sát nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào