Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có vị trí và chức năng gì?

Vị trí và chức năng của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong hệ thống hành chính nhà nước như thế nào? Cơ quan này chịu sự chỉ đạo của ai?

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội có vị trí và chức năng gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH quy định:

Vị trí và chức năng
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương trong khu vực kinh doanh và việc làm; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
...

Theo đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có vị trí là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chức năng của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau đây:

- Lao động, tiền lương trong khu vực kinh doanh và việc làm;

- Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm);

- Bảo hiểm xã hội;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Người có công;

- Bảo trợ xã hội;

- Trẻ em;

- Bình đẳng giới;

- Phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có vị trí và chức năng gì?

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội có vị trí và chức năng gì?

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ có phải là nhiệm vụ của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội không?

Theo đó, Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH quy định:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hằng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới, dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền.
6. Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn theo phân cấp.
7. Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện; rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
9. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội.
10. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
12. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
13. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội làm việc dưới sự chỉ đạo của cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc dưới sự chỉ đạo của các cơ quan sau:

- Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có vị trí và chức năng gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
6 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào