Phải tổng hợp những nội dung gì khi đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Phải tổng hợp những nội dung gì khi đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Tại Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
2. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.
3. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện Điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, khi đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động phải tổng hợp những nội dung sau đây:
- Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
- Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.
- Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện Điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Phải tổng hợp những nội dung gì khi đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo những bước nào?
Tại Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:
a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:
- Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Việc triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động sau đây:
a) Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;
b) Kiểm tra thực tế nơi làm việc;
c) Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;
d) Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản Điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
Như vậy, việc triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động sau đây:
+ Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;
+ Kiểm tra thực tế nơi làm việc;
+ Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;
+ Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản Điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/10-08/chu-de-126.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/2303/nganh-nghe.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 3 2025 chính thức vào thời gian nào?
- Ngày 27 2 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
- Chốt lộ trình chuyển giao 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước khi bỏ mức lương cơ sở ra sao?
- Ấn định 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang bãi bỏ mức lương cơ sở sau năm 2026 thì chế độ nâng bậc lương thường xuyên thế nào?