Phải có trình độ thế nào mới được làm viên chức chuyên ngành thư viện?
Phải có trình độ nào mới được làm viên chức chuyên ngành thư viện?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL thì mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện như sau:
- Thư viện viên hạng 1. Mã số: V.10.02.30
- Thư viện viên hạng 2. Mã số: V.10.02.05
- Thư viện viên hạng 3. Mã số: V.10.02.06
- Thư viện viên hạng 4. Mã số: V.10.02.07
Theo đó đối với thư viện viên mỗi hạng sẽ có một tiêu chuẩn về trình độ đào tạo riêng, cụ thể như sau:
* Đối với thư viện viên hạng 1:
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn về trình độ đạo tạo của thư viện viên hạng 1 là:
- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện.
- Trường hợp tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
* Đối với thư viện viên hạng 2:
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn về trình độ đạo tạo của thư viện viên hạng 2 là:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện.
- Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
* Đối với thư viện viên hạng 3:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn về trình độ đạo tạo của thư viện viên hạng 3 là:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện.
- Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
* Đối với thư viện viên hạng 4:
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn về trình độ đạo tạo của thư viện viên hạng 4 là:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện.
- Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Phải có trình độ nào mới được làm viên chức chuyên ngành thư viện? (Hình từ Internet)
Viên chức chuyên ngành thư viện phải đáp ứng tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện bao gồm:
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của mọi tầng lớp nhân dân theo quy định của pháp luật. Có ý thức cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thư viện.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện sau khi hết thời gian tập sự thì thực hiện xếp bậc lương như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cách xếp lương
...
2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;
b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;
c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;
d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;
đ) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.
Theo đó sau khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm theo quy định trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?