Phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu khi doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động?
Việc bố trí lực lượng sơ cứu cấp cứu, trang bị phương tiện thiết bị vật tư, sơ cứu cấp cứu phải căn cứ vào đâu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu, cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu
1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;
b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;
c) Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;
d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;
đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).
3. Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu.
4. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.
6. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
Theo đó, việc bố trí lực lượng sơ cứu cấp cứu, trang bị phương tiện thiết bị vật tư, sơ cứu cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại.
- Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc.
- Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc.
- Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
Phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu khi doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động thì phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với khu vực sơ cứu cấp cứu, cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu
1. Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.
2. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);
b) Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động;
c) Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khi doanh nghiệp có trên 300 người lao động cùng lao động tập trung trên một mặt phẳng thì phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu.
Như vậy bạn cần xem xét số lượng người lao động cùng lao động tập trung trên một mặt phẳng là bao nhiêu người, nếu trên 300 người thì bắt buộc phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu.
Trường hợp dưới 300 người lao động thì không cần bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu.
Khu vực sơ cứu cấp cứu bao gồm những trang thiết bị nào?
Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT, cụ thể bao gồm 15 trang thiết bị sau:
(1) Túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc.
(2) Bồn rửa tay có đủ nước sạch.
(3) Giấy lau tay.
(4) Tạp dề ni lông.
(5) Tủ lưu giữ hồ sơ.
(6) Đèn pin.
(7) Vải, toan sạch.
(8) Cặp nhiệt độ.
(9) Giường, gối, chăn.
(10) Cáng cứng.
(11) Xà phòng rửa tay.
(12) Dụng cụ chứa chất thải nguy hại và không nguy hại.
(13) Bô hoặc chậu chứa chất thải của bệnh nhân.
(14) Ghế đợi.
(15) Tủ đựng vật tư tiêu hao và các dụng cụ, phương tiện sơ cứu, cấp cứu.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?