Nồi hơi và bình chịu áp lực được xuất xưởng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Nồi hơi và bình chịu áp lực được xuất xưởng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tại tiểu mục 2.4.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
2. Quy định về thiết kế và chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực
...
2.4. Xuất xưởng nồi hơi và bình chịu áp lực.
...
2.4.4. Nồi hơi và bình chịu áp lực được xuất xưởng khi có đủ các điều kiện sau đây:
2.4.4.1. Đã được thử thủy lực và xác nhận chất lượng theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;
2.4.4.2. Có bản danh mục, thông số kỹ thuật đầy đủ của các thiết bị đo kiểm, cơ cấu an toàn và phụ kiện, thiết bị kèm theo;
2.4.4.3. Có đủ các hồ sơ, tài liệu sau:
Lý lịch theo mẫu quy định (tại phụ lục 3 của Quy chuẩn này) có kèm theo các bản vẽ kết cấu thiết bị, các thuyết minh tính toán sức bền được quy định ở Điều 2.1.2 của Quy chuẩn này;
- Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng và biên bản thử thủy lực xuất xưởng;
- Thuyết minh hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị. Yêu cầu về chất lượng nước cấp và các yêu cầu khác (nếu có);
2.4.4.4. Đã đóng chữ chìm và gắn nhãn theo quy định tại Điều 2.4.1 và Điều 2.4.2 của Quy chuẩn này.
Theo quy định trên, nồi hơi và bình chịu áp lực được xuất xưởng khi có đủ các điều kiện sau đây:
-Đã được thử thủy lực và xác nhận chất lượng theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;
- Có bản danh mục, thông số kỹ thuật đầy đủ của các thiết bị đo kiểm, cơ cấu an toàn và phụ kiện, thiết bị kèm theo;
- Có đủ các hồ sơ, tài liệu sau:
+ Lý lịch có kèm theo các bản vẽ kết cấu thiết bị, các thuyết minh tính toán sức bền được quy định ở Điều 2.1.2 của Quy chuẩn này;
+ Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng và biên bản thử thủy lực xuất xưởng;
+ Thuyết minh hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị. Yêu cầu về chất lượng nước cấp và các yêu cầu khác (nếu có);
- Đã đóng chữ chìm và gắn nhãn theo quy định tại Điều 2.4.1 và Điều 2.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH.
Nồi hơi và bình chịu áp lực được xuất xưởng phải đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Mẫu lý lịch nồi hơi và bình chịu áp lực được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu lý lịch nồi hơi và bình chịu áp lực được thực hiện theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH, cụ thể:
Tải Mẫu lý lịch nồi hơi và bình chịu áp lực: Tại đây
Khi mua bán chuyển nhượng nồi hơi và bình chịu áp lực phải tuân theo những quy định nào?
Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
...
3. Quy định về xuất nhập khẩu, mua bán, chuyển nhượng nồi hơi và bình chịu áp lực.
..
3.2. Những quy định về mua bán chuyển nhượng nồi hơi, bình chịu áp lực
3.2.1. Người bán nồi hơi, bình chịu áp lực phải chịu trách nhiệm về chất lượng của nồi hơi, bình chịu áp lực ở thông số làm việc đã công bố và phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật được quy định trong Điều 2.4.4.3 và Điều 2.4.5 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực khi không rõ xuất xứ hoặc có xuất xứ nhưng hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 2.4.4.3 của Quy chuẩn này thì người bán nồi hơi, bình chịu áp lực tự tổ chức bổ sung, lập lại hoặc có thể thuê cơ sở, cá nhân có tư cách pháp nhân lập lại hồ sơ cho thiết bị theo quy định sau:
3.2.2.1. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực có xuất xứ: còn đủ nhãn và mã hiệu đóng trên thiết bị của người chế tạo hoặc có tài liệu hợp lệ chứng minh được nguồn gốc của người chế tạo hoặc chính người chế tạo xác nhận thì :
a, Đề nghị người chế tạo cấp lại hồ sơ hoặc sao hồ sơ gốc có xác nhận của người chế tạo, trong trường hợp này không phải kiểm tra chất lượng kim loại, mối hàn áp lực;
b, Trường hợp không thể thực hiện như tiết a nêu trên thì phải lập lại hồ sơ; trong thuyết minh tính toán kiểm tra sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền của thép sử dụng để tính không được vượt quá 334 Mpa (334 N/mm2 ứng suất bền của thép thấp nhất); thông số kỹ thuật làm việc cho phép của thiết bị được xác lập qua kết quả tính toán kiểm tra sức bền.
3.2.2.2. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực không rõ xuất xứ.
Cho phép lập lại hồ sơ khi các thiết bị này khi có kết cấu không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành và theo quy định sau:
a. Trường hợp phân tích, xác định được thành phần, tính chất cơ học của thép chế tạo phù hợp với loại thép tương ứng được phép chế tạo thì trong thuyết minh tính toán sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền sử dụng để tính được lấy từ kết quả kiểm tra của thép chế tạo và áp suất làm việc cho phép xác định qua tính kiểm tra sức bền.
b. Trường hợp không phân tích, xác định được thành phần, tính chất cơ học của thép chế tạo thì trong thuyết minh tính toán sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền sử dụng để tính không được vượt quá 334 Mpa , thông số kỹ thuật làm việc cho phép xác định qua tính kiểm tra sức bền và chỉ áp dụng cho bình chịu áp lực.
Các nồi hơi, bình chịu áp lực nói tại tiết b, Khoản 1 và tiết a, b Khoản 2 Điều này đều phải kiểm tra mối hàn áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
Người bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hồ sơ đã lập.
3.2.3. Khi chuyển nhượng nồi hơi hoặc bình chịu áp lực thì người sở hữu phải chuyển giao tất cả các hồ sơ kỹ thuật được quy định trong Điều 2.4.4.3 của Quy chuẩn này.
Trong trường hợp bị thất lạc hoặc mất hồ sơ thì trước khi chuyển nhượng người sở hữu lập lại hồ sơ cho thiết bị theo quy định sau:
3.2.3.1. Khi nồi hơi, bình chịu áp lực chưa được kiểm định, đăng kí đưa vào sử dụng thì lập lại hồ sơ thiết bị như quy định tại điều 3.3.2 của quy định này;
3.2.3.2. Khi nồi hơi, bình chịu áp lực đã được kiểm định, đăng ký đưa vào sử dụng thì lập lại hồ sơ cho thiết bị căn cứ vào kết quả kiểm tra, siêu âm, đo đạc và tính toán kiểm tra bền trên cơ sở tình trạng hiện tại của thiết bị; xin xác nhận về thông số làm việc cùa thiết bị tại cơ quan kiểm định cho thiết bị lần gần nhất và xác nhận về số đăng ký trong lý lịch thiết bị tại cơ quan đã đăng ký thiết bị.
Người sở hữu nồi hơi, bình chịu áp lực hoàn toàn chịu trach nhiệm về hồ sơ đã lập.
Như vậy, khi mua bán chuyển nhượng nồi hơi và bình chịu áp lực phải tuân theo những quy định nêu trên.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?