Nội dung thảo luận tại hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức?
Người đứng đầu cơ quan tổ chức hội nghị bất thường CBCCVC khi thấy cần thiết được không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BNV quy định cụ thể về hội nghị bất thường như sau:
Hình thức hội nghị
1. Hội nghị thường kỳ: Tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm.
Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, có thể tổ chức hội nghị vào thời gian kết thúc năm học để phù hợp với đặc thù của ngành.
2. Hội nghị bất thường: Tổ chức khi có 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị yêu cầu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan được quyền tổ chức hội nghị bất thường CBCCVC khi thấy cần thiết.
Nội dung thảo luận tại hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức? (Hình từ Internet)
Nội dung thảo luận tại hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BNV quy định như sau:
Tổ chức hội nghị bất thường
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định triệu tập hội nghị bất thường chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tổ chức hội nghị bất thường theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Thành phần tham dự hội nghị bất thường gồm cán bộ, công chức, viên chức đã dự hội nghị thường kỳ năm trước liền kề có mặt tại thời điểm tổ chức hội nghị bất thường và thành phần khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Hội nghị bất thường thảo luận, quyết định những vấn đề do tập thể, cá nhân yêu cầu, đề xuất. Việc chuẩn bị, tổ chức hội nghị và thực hiện nghị quyết hội nghị thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
Theo đó, hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức thảo luận, quyết định những vấn đề do tập thể, cá nhân yêu cầu, đề xuất.
Việc chuẩn bị, tổ chức hội nghị và thực hiện nghị quyết hội nghị thực hiện theo quy định phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
Thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
...
2. Thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như sau:
a) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm đ khoản này;
b) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị;
c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội;
d) Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết;
đ) Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu thấy cần thiết.
...
Theo đó, thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức gồm:
(1) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp (2) và (4).
(2) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị;
(3) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội;
(4) Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết;
(5) Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức nếu thấy cần thiết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?