Nội dung chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp gồm những gì?
Ai tham gia bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp?
Căn cứ theo Mục I Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về đối tượng bồi dưỡng như sau:
1. Công chức, viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính và được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương.
2. Người đã được cấp có thẩm quyền quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý mà tiêu chuẩn bổ nhiệm yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đối tượng quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức được cấp có thẩm quyền cử đi học, bảo đảm phù hợp, đúng quy định.
4. Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có 4 đối tượng được tham gia chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp như sau:
- Công chức, viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính và được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương.
- Người đã được cấp có thẩm quyền quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý
- Đối tượng theo quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức được cấp có thẩm quyền cử đi học, bảo đảm phù hợp, đúng quy định.
- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Tham gia bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp (Hình từ Internet)
Kiến thức trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về khối lượng kiến thức như sau:
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Khối lượng kiến thức
Chương trình có 20 chuyên đề giảng dạy và 04 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết đề án, được chia 3 phần:
- Phần I: Kiến thức chung, bao gồm 10 chuyên đề nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và 02 chuyên đề báo cáo;
- Phần II: Những kỹ năng cơ bản, bao gồm 10 chuyên đề phát triển kỹ năng thực thi công vụ và 02 chuyên đề báo cáo;
- Phần III: Khai giảng, đi thực tế, viết đề án cuối khóa, bế giảng.
Như vậy, khối lượng kiến thức của chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp cần phải đáp ứng đủ 20 chuyên đề giảng dạy và 04 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết đề án, được chia 3 phần theo quy định trên.
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 1 Mục IV Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 cũng có quy định thêm về thời gian của chương trình bồi dưỡng là Tổng thời gian bồi dưỡng là 6 tuần làm việc, thời lượng là 240 tiết (30 ngày làm việc x 8 tiết/ngày).
Nội dung chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BNV năm 2020 có quy định về nội dung và cấu trúc chương trình như sau:
Như vậy, chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp sẽ thực hiện bồi dưỡng các đối tượng tham gia thông qua chương trình được xây dựng theo cấu trúc như trên.
Các chuyên đề này nhằm đào tạo ra các công chức, viên chức có trình độ, năng lực và phẩm chất phù hợp để góp phần xây dựng đội ngũ có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có năng lực và tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, Tổ quốc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?