Nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề là gì?
Kiểm toán viên hành nghề có phải cập nhật kiến thức hàng năm không?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
2. Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
3. Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
4. Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
5. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
6. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
7. Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
9. Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;
10. Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
11. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề có nghĩa vụ phải cập nhật kiến thức hàng năm.
Nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề là gì?
Nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 150/2012/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức
1. Về nội dung cập nhật kiến thức:
a) Các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế và pháp luật về kinh tế có liên quan của Việt Nam;
b) Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán, kiểm toán (bao gồm cả quy trình nghiệp vụ kế toán, kiểm toán), chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và đạo đức nghề nghiệp;
c) Các kiến thức và thông tin liên quan đến nghề nghiệp.
2. Về tài liệu cập nhật kiến thức:
a) Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
Theo đó, nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề là:
- Các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế và pháp luật về kinh tế có liên quan của Việt Nam;
- Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán, kiểm toán (bao gồm cả quy trình nghiệp vụ kế toán, kiểm toán), chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và đạo đức nghề nghiệp;
- Các kiến thức và thông tin liên quan đến nghề nghiệp.
Kiểm toán viên hành nghề có phải gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 202/2012/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2020/TT-BTC qyt định:
Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề
1. Gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm với những nội dung sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kê khai việc duy trì từng điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên hành nghề, cụ thể:
- Thông tin cơ bản của kiểm toán viên hành nghề;
- Số, ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
- Số, ngày cấp, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Số giờ cập nhật kiến thức từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo;
- Thời hạn của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán;
- Việc có thay đổi hay không trong hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian ký kết với doanh nghiệp kiểm toán trong năm so với lần gần nhất;
- Tình hình chấp hành pháp luật về kiểm toán độc lập từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo.
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Kiểm toán viên hành nghề.
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/8 năm báo cáo.
g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục số 10/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 10/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, kiểm toán viên hành nghề kê khai thông tin về việc duy trì các điều kiện để hành nghề kiểm toán theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán theo thời hạn quy định.
...
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề có trách nhiệm phải gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Thưởng Tết cho giáo viên năm 2025 tại các trường công lập như thế nào?
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Tải các mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2025 file word, file excel ở đâu?