NLĐ bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
NLĐ bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão được Công đoàn hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Tại Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024 về việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra có hướng dẫn như sau:
Thực hiện Thông báo kết luận 144/TB-TLĐ ngày 10/9/2024 về việc đề xuất các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động nắm bắt tình hình và hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, cụ thể như sau:
1. Chủ động có văn bản đề nghị Quỹ Tấm lòng vàng hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (theo quy định của Quỹ) cho đối tượng:
+ Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: 10 triệu đồng/người chết
+ Đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị, hỗ trợ mức từ 01 đến 5 triệu đồng/người.
2. Đối với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...) kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống với mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên).
3. Đối với những địa phương, ngành không cân đối được nguồn thì có văn bản gửi Tổng Liên đoàn đề nghị hỗ trợ theo thực tế (văn bản đề nghị nêu rõ đối tượng, mức độ thiệt hại và mức hỗ trợ cụ thể).
...
Theo đó, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão thì được Công đoàn hỗ trợ 10 triệu đồng/người chết.
Xem chi tiết Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024: Tại đây
NLĐ bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Công đoàn Việt Nam có mấy cấp?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).
Như vậy, Công đoàn Việt Nam có 4 cấp:
- Cấp Trung ương.
- Cấp tỉnh, ngành trung ương.
- Cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Cấp cơ sở.
Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn 2012 thì quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động của Công đoàn như sau:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?