Những mốc thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cần lưu ý? Giáo viên là viên chức vi phạm quy chế thi sẽ bị xử lý như thế nào?
Lịch đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Công văn 1277/BGDĐT-QLCL năm 2024 thì kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 26/06 – 29/06/2024, trong đó 02 ngày thi chính thức sẽ vào ngày 27 – 28/06/2024.
Trước khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các thí sinh sẽ tiến hành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến với lịch đăng ký cụ thể như sau:
- Đối với thí sinh đang học lớp 12:
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến trên Hệ thống Quản lý thi bắt đầu từ ngày 02/5 đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
- Đối với thí sinh tự do:
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị đăng ký dự thi do Sở GDĐT quy định từ ngày 02/5 đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Những mốc thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mà học sinh, giáo viên cần lưu ý là gì?
Những mốc thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mà học sinh, giáo viên cần lưu ý là gì?
Các mốc thời gian trước kỳ thi
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh cần chú ý các mốc thời gian dưới đây:
Ngày 24/4 - 26/4/2024: Thí sinh đang học lớp 12 năm 2023 - 2024 được lập và giao tài khoản để đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến.
Ngày 24/4 - 28/4/2024: Thí sinh đăng thử đăng ký dự di (ĐKDT) trực tuyến trên Hệ thống Quản lý thi. Thí sinh dự do sẽ ĐKDT trực tiếp.
Ngày 2/5 - 17 giờ ngày 10/5/2024: Thí sinh chính thức ĐKDT trực tuyến. Trong khoảng thời gian này, thí sinh tự do cũng đăng ký, nhận phiếu đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào Hệ thống Quản lý thi.
Ngày 11/5 - hết ngày 17/5/2024: Tiến hành rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa thông tin của thí sinh (nếu có sai sót), rà soát điểm bảo lưu của thí sinh (nếu có).
Mốc thời gian diễn ra kỳ thi chính thức
Trong thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh chú ý các mốc thời gian sau:
Ngày 26/6/2024: Thí sinh làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có). Đồng thời, trong ngày này hộ đồng thi sẽ phổ biến Quy chế thi và Lịch thi 2024.
Buổi sáng ngày 27/6/2024: Thí sinh làm bài thi môn Ngữ Văn trong thời gian 120 phút theo hình thức tự luận.
Buổi chiều ngày 27/6/2024: Thí sinh làm bài thi môn Toán trong 90 phút theo hình thức trắc nghiệm.
Buổi sáng ngày 28/6/2024:
- Thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (vật lý, Hóa học, Sinh học). Thời gian làm bài mỗi môn 50 phút theo hình thức trắc nghiệm.
- Thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục công dân). Thời gian làm mỗi môn thành phần là 50 phút.
Buổi chiều ngày 28/6/2024: Thí sinh làm bài thi môn Ngoại ngữ, thời gian 60 phút.
Ngày 29/6/2024: Ngày thi dự phòng.
Các mốc thời gian sau kỳ thi
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024, thí sinh đặc biệt chú ý các mốc thời gian sau:
Đúng 8 giờ ngày 17/7/2024: Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được công bố chính thức.
Ngày 17/7 - 26/7/2024: Thời gian thu nhận phúc khảo bài thi của thí sinh (nếu có).
Trước ngày 23/7/2024: Thí sinh sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy chứng nhận kết quả thi.
Trước ngày 9/8/2024: Xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo.
Ngày 10/7 - 17 giờ ngày 25/7/2024: Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Ngày 28/7 - 17 giờ ngày 3/8/2024: Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Trước 17 giờ ngày 18/8/2024: Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1.
Tháng 9 - 12/2024/2024: Thí sinh đăng ký xét tuyển các đợt tiếp theo.
Giáo viên là viên chức vi phạm quy chế thi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 53 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT như sau:
Xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi
1. Người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý công chức, viên chức áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách đối với những người vi phạm lần đầu các hành vi dưới mức quy định tại các điểm b, c, d khoản này trong khi thi hành nhiệm vụ;
b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây: Để cho thí sinh quay cóp và mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 của Quy chế này; chấm thi không đúng hướng dẫn chấm hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót; ra đề thi nằm ngoài nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này; truyền dữ liệu thi không đúng cấu trúc, không đúng thời hạn, không đúng quy định của Bộ GDĐT;
c) Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây: Ra đề thi không đúng nội dung khoa học của bài thi/môn thi; trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thi sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh;
d) Buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi; làm lộ đề thi, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm; đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí sinh;
đ) Người làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển và bảo quản bài thi, chấm thi hoặc có những vi phạm khác trong công tác tổ chức thi, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.
…
Như vậy, nếu giáo viên coi thi là viên chức khi vi phạm quy chế thi tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác, buộc thôi việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?