Những đối tượng được đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị là ai?
Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là ai?
Căn cứ Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
3. Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
4. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.
5. Chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Những đối tượng được đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị là ai? (Hình từ Internet)
Những đối tượng được đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị là ai?
Theo Điều 24 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị
1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp
1. Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp: 54 tuổi.
2. Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: 56 tuổi.
3. Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: 58 tuổi.
Theo đó, đối tượng đăng ký quân chuyên nghiệp dự bị gồm:
- Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị, cụ thể: Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp là 54 tuổi; Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp là 56 tuổi; Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp là 58 tuổi.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
- Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Thời gian huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị tối đa mấy tháng?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị
1. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hàng năm.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện được gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày. Trường hợp cần thiết được quyền giữ quân nhân chuyên nghiệp dự bị ở lại huấn luyện không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với thời gian tối đa là 12 tháng.
Quân nhân chuyên nghiệp dự bị có quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp dự bị có quyền sau:
- Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/9-12-24/Hinh-2439.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-11711.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-1703.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/22-8-2023/hinh-anh-567.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức lương hưu 2025: Tăng hơn 3500000 đồng cho người lao động nghỉ hưu trước 1995 trong trường hợp đề xuất Chính phủ được chấp nhận, cụ thể ra sao?