Nhuận bút trả cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng như thế nào?
- Nhuận bút trả cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng như thế nào?
- Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng được hưởng mức nhuận bút như thế nào?
- Việc trả nhuận bút cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng tuân theo nguyên tắc gì?
Nhuận bút trả cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao như sau:
Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
...
4. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm âm nhạc căn cứ vào quy mô chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
...
b) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng
...
Nhuận bút được hiểu là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP.
Theo đó, tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng thể loại tiểu phẩm cho dàn nhạc hòa tấu, nhạc cảnh được trả nhuận bút 23,8 - 38,1 mức lương cơ sở.
Đối với thể loại tổ khúc, tác giả được trả nhuận bút 28,6 - 42,9 mức lương cơ sở.
Đối với thể loại song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu nhiều chương, tác giả được trả nhuận bút 34,3 - 47,6 mức lương cơ sở.
Còn đối với thể loại chủ đề và biến tấu cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc, tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng được trả nhuận bút 28,6 - 57,1 mức lương cơ sở.
Lưu ý: Nghị định 21/2015/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.
Nhuận bút trả cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng như thế nào?
Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng được hưởng mức nhuận bút như thế nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
...
7. Nhạc sĩ phối khí phần nhạc đệm ca khúc có tổng phổ dùng cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc dân tộc hưởng 30% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của ca khúc đó.
8. Nhạc sĩ chuyển thể bản nhạc cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc hòa tấu, hoặc các hình thức trình diễn dàn nhạc khác hưởng 35% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của bản nhạc cùng thể loại và quy mô.
9. Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc hòa tấu thính phòng, nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc, kịch múa (Ballet), hợp xướng, hợp xướng nhiều chương, đại hợp xướng (Cantata) và các thể loại âm nhạc khác chưa được quy định tại Điều 10 Nghị định này hưởng từ 15% đến 25% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
10. Đối với diễn viên, nghệ sỹ biểu diễn trực tiếp, các chức danh nghề nghiệp khác và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác chưa được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này thì bên sử dụng tác phẩm trả thù lao, nhuận bút thông qua hợp đồng thỏa thuận.
Theo đó, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng hưởng từ 15% đến 25% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
Việc trả nhuận bút cho tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc trả nhuận bút cho tác giả tác phẩm âm nhạc, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng được quy định cụ thể trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?