Nhiệm vụ của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện là gì?

Cho tôi hỏi người làm công việc Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những nhiệm vụ như thế nào? Câu hỏi của anh H.L.T (Ninh Thuận).

Yêu cầu về trình độ của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

Đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn Thủy thủ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Kiến thức bổ trợ

Đáp ứng chứng chỉ chuyên môn Thủy thủ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Đáp ứng điều kiện đảm nhiệm chức danh Thủy thủ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, cẩn thận, mẫn cán với công việc.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL).

Các yêu cầu khác

Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân, tập thể và đơn vị.

Nhiệm vụ của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện là gì?

Nhiệm vụ của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện là gì? (Hình từ Internet)

Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:

STT

Nhiệm vụ, Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Nhiệm vụ

Thủy thủ bao gồm: Thủy thủ trực ca AB và Thủy thủ trực ca OS.

Thủy thủ thực hiện nhiệm vụ chung theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Thủy thủ trưởng và sự phân công trực tiếp của sỹ quan trực ca boong. Thủy thủ có các nhiệm vụ chính sau đây:

1. Thủy thủ trực ca OS có nhiệm vụ sau đây:

a) Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của Thủy thủ trưởng hoặc Thủy thủ phó;

b) Theo dõi việc xếp dỡ, kịp thời phát hiện tình trạng xếp dỡ không đúng quy định và báo cáo sỹ quan boong trực ca biết để xử lý. Nắm vững công việc khi tàu ra, vào cảng, đóng mở nắp hầm, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước, bảo quản, đưa đón hoa tiêu lên tàu và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn;

c) Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết bị cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy định;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu;

đ) Nếu thủy thủ được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện công việc dưới nước theo sự phân công của Đại phó hoặc Thủy thủ trưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủy thủ trưởng phân công.

2. Thủy thủ trực ca AB có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của Thủy thủ trực ca OS và các nhiệm vụ sau:

a) Nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca;

b) Lái tàu khi được yêu cầu.

2.2

Thực hiện các nhiệm vụ khác.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Nhà trường phân công.

Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Trường.

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan

Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập có mối quan hệ như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thủy thủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập có các mối quan hệ như sau:

Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị, cá nhân phối hợp chính

Thuyền trưởng,

Đại phó, sỹ quan trực ca, Thủy thủ trưởng

Trung tâm Huấn luyện thuyền viên; các Phòng, Ban liên quan đến quản lý tàu thực tập; viên chức và người lao động thuộc Trường.

Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Chính quyền Hàng hải (Cảng vụ); Hoa tiêu; Biên phòng; Cơ quan đăng kiểm; Các dịch vụ cung ứng Hàng hải

Theo sự phân công của Thuyền trưởng đối với chức danh, nhiệm vụ đảm nhiệm trên tàu

Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên phê duyệt vị trí việc làm theo trình tự nào?
Lao động tiền lương
Nội dung kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như thế nào?
Lao động tiền lương
Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng có quyền hạn gì?
Lao động tiền lương
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy trình bổ nhiệm?
Lao động tiền lương
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo chức năng, nhiệm vụ là gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu gì về trình độ?
Lao động tiền lương
Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đơn vị sự nghiệp công lập
1,923 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào