Nhiệm vụ của người quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực là gì?
Nhiệm vụ của người quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực là gì?
Tại tiểu mục 5.1.1 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
5. Quy định về quản lý, sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực
5.1 Quy định chung
...
5.1.7. Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải có quyết định phân công người có năng lực, trách nhiệm để quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực. Người quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực có những nhiệm vụ chính sau đây:
5.1.7.1. Quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực và các thiết bị phụ của nó phù hợp với những yêu cầu đã quy định, bảo đảm an toàn cho nồi hơi, bình chịu áp lực trong suốt quá trình hoạt động;
5.1.7.2. Bảo đảm thực hiện các chế độ bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, kiểm định đúng thời hạn quy định cho nồi hơi, bình chịu áp lực; thực hiện kiểm tra, kiểm định định kỳ cho các thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn, tự động;
5.1.7.3. Khắc phục kịp thời các hư hỏng trong quá trình vận hành;
5.1.7.4. Tổ chức thực hiện huấn luyện, kiểm tra, sát hạch lần đầu và định kỳ nội quy, quy trình vận hành và xử lý sự cố an toàn cho những người thuộc quyền.
5.1.7.5. Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy trình vận hành an toàn của những người thuộc quyền.
5.1.7.6. Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người vận hành và đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng phương tiện.
...
Theo quy định trên, người quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực và các thiết bị phụ của nó phù hợp với những yêu cầu đã quy định, bảo đảm an toàn cho nồi hơi, bình chịu áp lực trong suốt quá trình hoạt động;
- Bảo đảm thực hiện các chế độ bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, kiểm định đúng thời hạn quy định cho nồi hơi, bình chịu áp lực; thực hiện kiểm tra, kiểm định định kỳ cho các thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn, tự động;
- Khắc phục kịp thời các hư hỏng trong quá trình vận hành;
- Tổ chức thực hiện huấn luyện, kiểm tra, sát hạch lần đầu và định kỳ nội quy, quy trình vận hành và xử lý sự cố an toàn cho những người thuộc quyền.
- Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy trình vận hành an toàn của những người thuộc quyền.
- Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người vận hành và đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng phương tiện.
Nhiệm vụ của người quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực là gì? (Hình từ Internet)
Trong quá trình thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực, người quản lý cần có mặt hay không?
Tại tiểu mục 7.1.3 Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
7. Thanh tra, kiểm tra và điều tra sự cố
7.1. Công tác thanh tra nồi hơi, bình chịu áp lực
...
7.1.3. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên lao động có thể cộng tác với các chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề về lĩnh vực liên quan. Trong quá trình thanh tra phải có mặt của chủ cơ sở (hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền), người trực tiếp quản lý và vận hành .
7.1.4. Kết thúc thanh tra, người ra quyết định thanh tra công bố kết luận thanh tra hoặc gửi kết luận thanh tra để cơ sở khắc phục các thiếu sót, thực hiện các quyết định, kiến nghị trong các kết luận thanh tra.
7.1.5. Cơ sở có trách nhiệm thi hành các quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra. Nếu chưa nhất trí thì được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải thi hành quyết định, kiến nghị trong kết luận thanh tra.
...
Như vậy, trong quá trình thanh tra nồi hơi và bình chịu áp lực phải có mặt của chủ cơ sở (hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền), người trực tiếp quản lý và vận hành .
Khi mua bán chuyển nhượng nồi hơi và bình chịu áp lực phải tuân theo những quy định nào?
Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
3. Quy định về xuất nhập khẩu, mua bán, chuyển nhượng nồi hơi và bình chịu áp lực.
..
3.2. Những quy định về mua bán chuyển nhượng nồi hơi, bình chịu áp lực
3.2.1. Người bán nồi hơi, bình chịu áp lực phải chịu trách nhiệm về chất lượng của nồi hơi, bình chịu áp lực ở thông số làm việc đã công bố và phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật được quy định trong Điều 2.4.4.3 và Điều 2.4.5 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực khi không rõ xuất xứ hoặc có xuất xứ nhưng hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 2.4.4.3 của Quy chuẩn này thì người bán nồi hơi, bình chịu áp lực tự tổ chức bổ sung, lập lại hoặc có thể thuê cơ sở, cá nhân có tư cách pháp nhân lập lại hồ sơ cho thiết bị theo quy định sau:
3.2.2.1. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực có xuất xứ: còn đủ nhãn và mã hiệu đóng trên thiết bị của người chế tạo hoặc có tài liệu hợp lệ chứng minh được nguồn gốc của người chế tạo hoặc chính người chế tạo xác nhận thì :
a, Đề nghị người chế tạo cấp lại hồ sơ hoặc sao hồ sơ gốc có xác nhận của người chế tạo, trong trường hợp này không phải kiểm tra chất lượng kim loại, mối hàn áp lực;
b, Trường hợp không thể thực hiện như tiết a nêu trên thì phải lập lại hồ sơ; trong thuyết minh tính toán kiểm tra sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền của thép sử dụng để tính không được vượt quá 334 Mpa (334 N/mm2 ứng suất bền của thép thấp nhất); thông số kỹ thuật làm việc cho phép của thiết bị được xác lập qua kết quả tính toán kiểm tra sức bền.
3.2.2.2. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực không rõ xuất xứ.
Cho phép lập lại hồ sơ khi các thiết bị này khi có kết cấu không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành và theo quy định sau:
a. Trường hợp phân tích, xác định được thành phần, tính chất cơ học của thép chế tạo phù hợp với loại thép tương ứng được phép chế tạo thì trong thuyết minh tính toán sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền sử dụng để tính được lấy từ kết quả kiểm tra của thép chế tạo và áp suất làm việc cho phép xác định qua tính kiểm tra sức bền.
b. Trường hợp không phân tích, xác định được thành phần, tính chất cơ học của thép chế tạo thì trong thuyết minh tính toán sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền sử dụng để tính không được vượt quá 334 Mpa , thông số kỹ thuật làm việc cho phép xác định qua tính kiểm tra sức bền và chỉ áp dụng cho bình chịu áp lực.
Các nồi hơi, bình chịu áp lực nói tại tiết b, Khoản 1 và tiết a, b Khoản 2 Điều này đều phải kiểm tra mối hàn áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
Người bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hồ sơ đã lập.
3.2.3. Khi chuyển nhượng nồi hơi hoặc bình chịu áp lực thì người sở hữu phải chuyển giao tất cả các hồ sơ kỹ thuật được quy định trong Điều 2.4.4.3 của Quy chuẩn này.
Trong trường hợp bị thất lạc hoặc mất hồ sơ thì trước khi chuyển nhượng người sở hữu lập lại hồ sơ cho thiết bị theo quy định sau:
3.2.3.1. Khi nồi hơi, bình chịu áp lực chưa được kiểm định, đăng kí đưa vào sử dụng thì lập lại hồ sơ thiết bị như quy định tại điều 3.3.2 của quy định này;
3.2.3.2. Khi nồi hơi, bình chịu áp lực đã được kiểm định, đăng ký đưa vào sử dụng thì lập lại hồ sơ cho thiết bị căn cứ vào kết quả kiểm tra, siêu âm, đo đạc và tính toán kiểm tra bền trên cơ sở tình trạng hiện tại của thiết bị; xin xác nhận về thông số làm việc cùa thiết bị tại cơ quan kiểm định cho thiết bị lần gần nhất và xác nhận về số đăng ký trong lý lịch thiết bị tại cơ quan đã đăng ký thiết bị.
Người sở hữu nồi hơi, bình chịu áp lực hoàn toàn chịu trach nhiệm về hồ sơ đã lập.
Như vậy, khi mua bán chuyển nhượng nồi hơi và bình chịu áp lực phải tuân theo những quy định nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?