Nhiệm vụ của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải thực hiện là gì?
Yêu cầu về trình độ của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Bộ GTVT |
Kiến thức bổ trợ | Đáp ứng chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Bộ GTVT |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Điều kiện đảm nhiệm chức danh của thuyền viên theo quy định của Bộ GTVT |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp. |
Các yêu cầu khác | Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị, của cơ quan. |
Nhiệm vụ của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải thực hiện là gì? (Hình từ Internet)
Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải thực hiện những công việc như sau:
STT | Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
2.1 | Nhiệm vụ | Đại phó thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ GTVT, là người kế cận thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng, có nhiệm vụ sau: - Trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác tàu; quản lý và điều hành trực tiếp bộ phận boong, thừa lệnh của thuyền trưởng, ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên; - Thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu khi thuyền trưởng vắng mặt; - Khi tàu neo, trước khi rời/đến cảng hoặc di chuyển vị trí Đại phó phải có mặt ở phía mũi tàu để chỉ huy việc thực hiện lệnh của thuyền trưởng; - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách; - Tổ chức khai thác và bảo quản vỏ tàu, boong tàu, hệ thống máy móc, thiết bị trên boong, dây buộc tàu, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống đo nước, thông gió, các phương tiện cứu sinh theo đúng quy trình, quy phạm vận hành kỹ thuật; kịp thời báo cáo thuyền trưởng, máy trưởng biết những hư hỏng, mất mát và đề xuất các biện pháp khắc phục bảo đảm cho tàu luôn ở trạng thái hoạt động ổn định; - Phối hợp với máy trưởng lập bảng phân công trực ca, phân công nhiệm vụ nhiệm vụ cho thuyền viên của tàu trình thuyền trưởng phê duyệt; - Đôn đốc, kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh, nội vụ trên tàu; - Tham gia trực ca và thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công. | Quản lý, điều động phương tiện an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý của Cảng vụ hàng hải; - Sổ nhật ký hành trình, sổ nhật ký máy ca, bảng phân ca trực, sổ theo dõi việc sửa chữa các phương tiện, thiết bị thuộc bộ phận boong ghi chép, cập nhật, phản ánh đầy đủ về tình trạng hiện tại của tàu gồm vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị cho đến thuyền viên. |
2.2 | Phối hợp | Phối hợp với đồng nghiệp trong đơn vị, trong cơ quan đảm bảo công tác đưa đón người đi làm việc an toàn, đảm bảo yêu cầu công tác. | Theo yêu cầu cụ thể của công việc được tham gia. |
2.3 | Thực hiện việc học tập, hội nghị, họp | Được cử đi học tập, bồi dưỡng; được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác (theo phân công). | Tiếp thu, trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức; triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp. |
2.4 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao. | Hoàn thành theo yêu cầu công việc được giao. |
Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có quyền gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan, đơn vị. |
4.3 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được tham gia các cuộc họp liên quan. |
Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có mối quan hệ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có mối quan hệ như sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính |
Thuyền trưởng | Thuyền viên được bố trí định biên trên tàu công vụ. | Công chức, viên chức cơ quan. |
Bên ngoài
Đối tượng quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Công chức, viên chức trong cơ quan. | Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ. |
Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?