Nhân viên rà phá bom mìn phải bao nhiêu tuổi theo quy định pháp luật?

Cho tôi hỏi đối với nhân viên rà phá bom mìn phải bao nhiêu tuổi theo quy định pháp luật? Câu hỏi của anh T.T (Quảng Ninh).

Nhân viên rà phá bom mìn phải bao nhiêu tuổi theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo tiểu mục 8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP ban hành kèm theo Thông tư 59/2022/TT-BQP về Rà phá bom mìn vật nổ có quy định như sau:

Hỗ trợ y tế trong ĐT, KS, RPBM
...
2.8.1. Độ tuổi tối thiểu của nhân viên tham gia hoạt động RPBM là 18 tuổi.
2.8.2. Nhân viên được tuyển dụng vào các hoạt động RPBM phải có sức khỏe đáp ứng điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2.8.3. Tất cả nhân viên làm việc trên công trường RPBM phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 1 đến 2 lần trong một năm do các cơ sở y tế cấp huyện và tương đương trở lên thực hiện.
2.8.4. Các tổ chức RPBM cần phải thiết lập và duy trì phương án ứng phó sự cố bom mìn tại công trường; phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để triển khai phương án ứng phó sự cố; phải xác định vị trí cơ sở y tế gần nhất có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị y tế phù hợp cho việc ứng phó sự cố.
2.8.5. Phải xây dựng và duy trì các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn bom mìn và nguy cơ gây sự cố sức khỏe. Đội ngũ nhân viên phải được học tập, luyện tập về kỹ năng thực hiện các kỹ thuật cấp cứu bước đầu và kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế cần thiết.
Nội dung huấn luyện y tế quy định tại Phụ lục B.
2.8.6. Tổ chức RPBM phải xây dựng và duy trì: Các văn bản về quản lý, hỗ trợ y tế công trường (nhóm máu và những bệnh dị ứng của từng nhân viên); khả năng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế với đội ngũ nhân viên và trang thiết bị y tế phù hợp; chế độ bảo hiểm trong các trường hợp
2.8.7. Phải định kỳ kiểm tra quy trình ứng phó khẩn cấp và quy trình tải thương từ nơi xảy ra tai nạn đến một cơ sở y tế phù hợp.
2.8.8. Phải phổ biến cho tất cả các nhân viên về những mối nguy hại cho sức khỏe (côn trùng và những bệnh truyền nhiễm, bệnh phát sinh từ nước, động vật hoặc côn trùng có nọc độc có thể có trong khu vực...), nguy cơ nhiễm các chất độc trong khu vực (đi ô xin, hóa chất độc hại, chất phóng xạ...).
...

Theo đó, độ tuổi tối thiểu của nhân viên tham gia hoạt động rà phá bom mìn là 18 tuổi.

Nhân viên rà phá bom mìn phải bao nhiêu tuổi theo quy định pháp luật?

Nhân viên rà phá bom mìn phải bao nhiêu tuổi theo quy định pháp luật?

Nhân viên rà phá bom mìn phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP ban hành kèm theo Thông tư 59/2022/TT-BQP về Rà phá bom mìn vật nổ có nêu như sau:

An toàn cho người
...
3.2.1. Chỉ huy các tổ chức thi công RPBM, chỉ huy công trường, đội trưởng, nhân viên phụ trách về an toàn phải được quán triệt, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy tắc, quy định về công tác an toàn.
3.2.2. Đội trưởng, tổ trưởng thi công, nhân viên phụ trách an toàn lao động phải thực hiện việc đánh giá an toàn khu vực thi công và báo cáo với chỉ huy hiện trường hoặc giám sát viên; phải kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện đúng trách nhiệm và đầy đủ các quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động.
3.2.3. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật RPBM phải đáp ứng đầy đủ các quy định về sức khỏe, phải được huấn luyện và có chứng chỉ (thẻ) vệ sinh an toàn lao động, được trang bị các trang thiết bị bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc. Việc huấn luyện, cấp thẻ vệ sinh, an toàn lao động cho các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BQP.
3.2.4. Nhân viên kỹ thuật xử lý BMVN dưới nước phải thành thạo bơi lặn có chứng chỉ đào tạo thợ lặn, được bảo đảm đầy đủ các quy định về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe.
3.2.5. Chỉ nhân viên chuyên môn kỹ thuật biết bơi mới được làm việc trên sông nước và phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân và các dụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng quy định.
3.2.6. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm việc ở nơi có độ cao, độ dốc nguy hiểm phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo đảm an toàn.
3.2.7. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm việc trên công trường phải sử dụng đúng chức năng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được cấp.
3.2.8. Nhân viên làm việc trong những điều kiện chịu ảnh hưởng của các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải được bồi dưỡng tại chỗ bằng hiện vật theo đúng chế độ hiện hành.
3.2.9. Người làm nhiệm vụ RPBM không được mang trên người các vật nhiễm từ như điện thoại, đồng hồ, chìa khóa...
3.2.10. Cấm hút thuốc hoặc mang các đồ dùng có nguy cơ gây cháy nổ (diêm, bật lửa, điện thoại di động), uống các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, chất có cồn trong khi đang làm nhiệm vụ.
3.2.11. Người làm nhiệm vụ dò tìm chỉ đi lại trong khu vực đã được phân công, không tùy tiện đi lại tự do trong khu vực thi công.
3.2.12. Tổ chức/đơn vị thi công ĐT, KS, RPBM phải chuẩn bị đầy đủ trang bị, thuốc men, con người, phương tiện sẵn sàng cho công tác cấp cứu khi sự cố xảy ra.

Theo đó, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rà phá bom mìn phải đáp ứng đầy đủ các quy định về sức khỏe., phải được huấn luyện và có chứng chỉ (thẻ) vệ sinh an toàn lao động, được trang bị các trang thiết bị bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc.

Việc huấn luyện, cấp thẻ vệ sinh an toàn lao động cho các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BQP.

Một số quy định về an toàn trong công tác thu gom và vận chuyển bom mìn vật nổ là gì?

Theo tiểu mục 5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2022/BQP ban hành kèm theo Thông tư 59/2022/TT-BQP về Rà phá bom mìn vật nổ quy định thì:

- Việc vận chuyển bom mìn vật nổ phải tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

- Khi vận chuyển bom mìn vật nổ tùy thuộc vào loại phương tiện vận chuyển phải thực hiện nghiêm pháp luật về an toàn giao thông.

- Trước khi bốc xếp vận chuyển phải xem xét kỹ chủng loại, khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn.

- Việc vận chuyển bom mìn vật nổ phải sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp với quy định hiện hành. Thùng xe vận chuyển phải được lót một lớp cát dày trên 0,2 m và phải xếp các bao cát ở phần thùng tiếp giáp ca bin xe. Trên xe có tối đa 3 người gồm: Lái chính, cán bộ áp tải và lái phụ (khi cần).

- Khi xếp bom mìn vật nổ trên phương tiện vận chuyển và mang đi tiêu hủy phải đặt nằm ngang với hướng xe chạy, được chèn buộc chắc chắn, tránh để xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Không được xếp quá 2/3 tải trọng của phương tiện vận chuyển. Không được chở bom mìn vật nổ cùng với xăng, dầu và nhiên liệu khác dễ cháy nổ.

- Tuyến đường vận chuyển từ nơi cất giữ đến bãi hủy trong kế hoạch hủy cần chọn tuyến đường không được đi qua thành phố, nơi tập trung đông người.

Nếu bắt buộc phải đi qua thì đi vào ban đêm, lúc vắng người và không được phép dừng, đỗ.

Rà phá bom mìn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhân viên rà phá bom mìn phải bao nhiêu tuổi theo quy định pháp luật?
Đi đến trang Tìm kiếm - Rà phá bom mìn
413 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rà phá bom mìn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rà phá bom mìn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào