Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được đảm nhận công việc của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không?
- Nhân viên lái tàu có phải là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị hay không?
- Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
- Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được đảm nhận công việc của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không?
Nhân viên lái tàu có phải là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị hay không?
Tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định như sau:
Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị bao gồm các chức danh sau đây:
1. Nhân viên điều độ chạy tàu.
2. Lái tàu.
3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga.
4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
Như vậy, nhân viên lái tàu là một trong những chức danh của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị.
Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được đảm nhận công việc của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không? (Hình từ Internet)
Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Tại Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;
b) Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
3. Quyền hạn: Từ chối cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.
Như vậy, nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị.
Đồng thời, lái tàu phải hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
Bên cạnh đó, nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền từ chối cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.
Mặt khác, theo quy định về tiêu chuẩn của lái tàu được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị phải có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được đảm nhận công việc của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.
2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại Điều 19 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.
3. Lái tàu phải được đào tạo, sát hạch nghiệp vụ khi thay đổi việc lái tàu giữa các tuyến hoặc loại tàu đường sắt đô thị. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, sát hạch nghiệp vụ đối với những lái tàu này.
4. Trường hợp nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu không đảm nhận công việc quá 06 tháng liên tục, nếu muốn tiếp tục đảm nhận công việc thì phải qua kỳ kiểm tra nghiệp vụ và đạt yêu cầu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định, tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên, chức danh nhân viên lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu theo sự phân công của người sử dụng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?