Nhân viên đường sắt có được nghỉ bù khi không được bố trí nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định?
Có cần ý kiến của tổ chức công đoàn khi thực hiện việc bố trí thời giờ làm việc cho nhân viên đường sắt?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vận tải đường sắt
1. Căn cứ vào tính chất liên tục hoặc không liên tục và khối lượng nhiều hoặc ít của công việc, người sử dụng lao động xác định thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày để bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể phù hợp cho từng chức danh làm các công việc có tính chất đặc biệt theo chế độ ban, chế độ làm việc trên đoàn tàu quy định tại Thông tư này và phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn trước khi thực hiện.
2. Thông báo trực tiếp cho người lao động, ghi vào hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định biểu giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Nội quy lao động của doanh nghiệp về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại Thông tư này.
Như vậy, căn cứ vào tính chất và khối lượng công việc, người sử dụng lao động xác định thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày để bố trí thời giờ làm việc phù hợp cho từng chức danh làm các công việc có tính chất đặc biệt theo chế độ ban, chế độ làm việc trên đoàn tàu và phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn trước khi thực hiện.
Nhân viên đường sắt có được nghỉ bù khi không được bố trí nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu được bố trí theo nguyên tắc nào?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
...
3. Nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu
a) Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;
b) Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;
c) Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
d) Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, việc tổ chức thời giờ làm việc của nhân viên đường sắt được thực hiện theo những nguyên tắc nêu trên.
Nhân viên đường sắt có được nghỉ bù khi không được bố trí nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định?
Tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Các quy định khác
1. Đối với một số công việc không thể rời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động ăn, nghỉ tại chỗ để đảm bảo công việc.
2. Người sử dụng lao động phải bố trí để bảo đảm nơi ăn, nghỉ đối với các chức danh mà khi thường trực, khi xuống ban, ăn, nghỉ phải thực hiện tại nơi làm việc hoặc trên tàu.
3. Trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, sự cố giao thông, người sử dụng lao động được quyền huy động người lao động để khắc phục hậu quả, mau chóng khôi phục giao thông.
4. Nếu do yêu cầu của vận tải đường sắt mà không bố trí được cho người lao động nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định thì người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù số thời gian chưa được nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ luật Lao động.
5. Việc làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm được thực hiện theo quy định chung của pháp luật lao động. Riêng các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời giờ làm thêm không quá 22,5 giờ trong một tháng và tổng số không quá 150 giờ trong một năm.
Như vậy, nếu do yêu cầu của vận tải đường sắt mà không bố trí được cho nhân viên đường sắt nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định thì người sử dụng lao động phải bố trí để nhân viên đường sắt được nghỉ bù số thời gian chưa được nghỉ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?