Nhà giáo thỉnh giảng tham gia biên soạn giáo trình cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Nhà giáo thỉnh giảng tham gia biên soạn giáo trình cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng
1. Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
2. Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
3. Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
4. Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
5. Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
6. Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
a) Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
b) Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
c) Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
d) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
Trong đó, điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo thỉnh giảng tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
Như vậy, nhà giáo thỉnh giảng tham gia biên soạn giáo trình theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
- Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
- Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
- Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
Nhà giáo thỉnh giảng tham gia biên soạn giáo trình cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Nhà giáo thỉnh giảng được xét tặng các danh hiệu không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền của nhà giáo thỉnh giảng
1. Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.
2. Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.
3. Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhà giáo thỉnh giảng có quyền được xét tặng các danh hiệu.
Nhà giáo thỉnh giảng có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan nơi mình công tác trước khi giao kết hợp đồng thỉnh giảng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng
1. Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục.
2. Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng.
3. Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.
4. Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.
Theo đó, nhà giáo thỉnh giảng có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết hợp đồng thỉnh giảng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?