Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức qua điện thoại như thế nào?

Theo quy định hiện hành nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức qua điện thoại như thế nào?

Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức qua điện thoại như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg, cán bộ công chức viên chức cần tuân thủ 4 quy tắc trong giao tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước trong đó giao tiếp qua điện thoại cần đảm bảo nguyên tắc như sau:

Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.

Ngoài ra, theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg, cán bộ công chức viên chức cần tuân thủ thêm 3 quy tắc trong giao tiếp tại tại cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:

Giao tiếp và ứng xử:

Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.

Giao tiếp và ứng xử với nhân dân:

Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.

Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp:

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.

Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức qua điện thoại như thế nào?

Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức qua điện thoại như thế nào?

Cán bộ, công chức vi phạm quy định về đạo đức văn hóa giao tiếp bị xử lý kỷ luật khiển trách khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
...

Theo đó, cán bộ, công chức vi phạm quy định về đạo đức văn hóa giao tiếp sẽ bị kỷ luật với hình thức khiển trách áp dụng đối hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

Cán bộ công chức viên chức phải có trang phục công sở như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định về trang phục đối với cán bộ công chức viên chức như sau:

- Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự.

- Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg cũng quy định về lễ phục như sau:

Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài bao gồm:

+ Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat.

+ Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ.

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.

Theo đó, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó từng cơ quan sẽ có quy định cụ thể về trang phục riêng và công chức viên chức cần tuân thủ.

Như đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ thì trang phục sẽ tuân thủ theo quy định Quyết định 758/QĐ-BNV năm 2021 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ.

Văn hóa công sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy tắc giao tiếp của công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước như thế nào?
Lao động tiền lương
Văn hóa giao tiếp ở công sở dành cho cán bộ, công chức ra sao?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức qua điện thoại như thế nào?
Lao động tiền lương
Phòng làm việc của CBCCVC phải có những thông tin gì?
Lao động tiền lương
Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay cần tuân theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Các hành vi nào bị cấm trong văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước?
Lao động tiền lương
Cán bộ công chức viên chức phải có trang phục công sở như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Văn hóa công sở
424 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn hóa công sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn hóa công sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào