Nguyên tắc đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế được quy định thế nào?
Nhân viên đại lý thuế là ai?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định:
Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Đại lý thuế là doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Dịch vụ làm thủ tục về thuế là hoạt động của đại lý thuế, thực hiện các dịch vụ quy định tại khoản 1, Điều 104 Luật Quản lý thuế theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết với người nộp thuế. Trong đó, các dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 104 Luật Quản lý thuế gọi là dịch vụ về thuế; dịch vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 Luật Quản lý thuế gọi là dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
3. Nhân viên đại lý thuế là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp, làm việc tại đại lý thuế và được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Theo đó, nhân viên đại lý thuế là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp, làm việc tại đại lý thuế và được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Nguyên tắc đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế được quy định thế nào?
Nguyên tắc đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định:
Đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế
1. Nguyên tác đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế
a) Việc đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được thực hiện thông qua đại lý thuế nơi người đăng ký hành nghề là đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc.
b) Nhân viên đại lý thuế được hành nghề kể từ ngày được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
c) Tại một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được hành nghề tại 01 đại lý thuế.
d) Nhân viên đại lý thuế không được hành nghề trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra thông tin, tài liệu mà người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cung cấp; xác nhận các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này đối với nhân viên đại lý thuế.
3. Đại lý thuế cung cấp thông tin nhân viên đại lý thuế cho Cục Thuế (nơi đại lý thuế đóng trụ sở) khi đăng ký cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của đại lý thuế theo quy định tại Điều 22 Thông tư này hoặc khi thông báo thay đổi thông tin nhân viên đại lý thuế theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Thông tư này.
Theo đó, nguyên tắc đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế được quy định như sau:
- Việc đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được thực hiện thông qua đại lý thuế nơi người đăng ký hành nghề là đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc.
- Nhân viên đại lý thuế được hành nghề kể từ ngày được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
- Tại một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được hành nghề tại 01 đại lý thuế.
- Nhân viên đại lý thuế không được hành nghề trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Tiêu chuẩn của nhân viên đại lý thuế là gì?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định:
Nhân viên đại lý thuế
Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế;
2. Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp;
3. Là người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc tại đại lý thuế;
4. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định tại Chương IV Thông tư này.
Theo đó, tiêu chuẩn của nhân viên đại lý thuế là:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam, không thuộc đối tượng sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an;
+ Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kế toán, kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến thuế, tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, về kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt bằng hình thức khác.
- Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp;
- Là người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc tại đại lý thuế;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?