Người tham gia thủ tục phá sản có được đề nghị Quản tài viên bổ sung người mắc nợ vào danh sách người mắc nợ không?
Người tham gia thủ tục phá sản bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.
11. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
12. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
13. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
14. Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo đó, người tham gia thủ tục phá sản gồm chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.
Người tham gia thủ tục phá sản có được đề nghị Quản tài viên bổ sung người mắc nợ vào danh sách người mắc nợ không?
Người tham gia thủ tục phá sản có được đề nghị Quản tài viên bổ sung người mắc nợ vào danh sách người mắc nợ không?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Phá sản 2014 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản
1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
4. Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
5. Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
6. Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
8. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
9. Tham gia Hội nghị chủ nợ.
10. Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
11. Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
12. Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
...
Theo đó, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị Quản tài viên bổ sung người mắc nợ vào danh sách người mắc nợ.
Danh sách người mắc nợ phải ghi rõ nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Phá sản 2014 quy định:
Lập danh sách người mắc nợ
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Danh sách người mắc nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của người mắc nợ hoặc đại diện người mắc nợ, số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, người mắc nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách người mắc nợ.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ.
Theo đó, danh sách người mắc nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của người mắc nợ hoặc đại diện người mắc nợ, số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?