Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nếu làm lộ tài liệu nội bộ của cơ quan có thẩm quyền ra bên ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi thắc mắc, nếu 1 giám đốc của một công ty nhà nước mà vi phạm bảo vệ bí mật nhà nước thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Vinh (Quảng Bình).

Xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc thế nào?

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc khi kỷ luật phải tuân theo như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
3. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật theo quy định tại Nghị định này; việc xử lý kỷ luật không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Như vậy, nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ nghiêm theo quy định pháp luật. Vì việc xử lý kỷ luật đối với các chức danh này có thể ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp.

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nếu lợi dụng vị trí nhằm vụ lợi sẽ bị xử lý như thế nào?

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước vụ lợi cá nhân (Hình từ Internet)

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nếu làm lộ tài liệu nội bộ của cơ quan có thẩm quyền ra bên ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
...

Như vậy, hành vi người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm lộ tài liệu nội bộ của cơ quan có thẩm quyền ra bên ngoài là hành vi vi phạm về việc bảo vệ bí mật nhà nước.

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
3. Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

Như vậy đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước lần đầu làm lộ tài liệu nội bộ của cơ quan có thẩm quyền ra bên ngoài và gây hậu quả ít nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hình thức khiển trách. Tuy nhiên nếu gây hậu quả nặng hơn và tuỳ theo mức độ có thể bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc.

Ngoài ra, trường hợp làm lộ bí mật nhà nước thì tùy theo hành vi cụ thể mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước (Căn cứ theo Điều 337, 338 Bộ luật Hình sự 2015)

Trường hợp nào người quản lý doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa thể xem xét kỷ luật không?

Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...

Tuy nhiên, có một số trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước có hành vi lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi cá nhân sẽ chưa xem xét kỷ luật nếu người đó thuộc các trường hợp như:

- Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

- Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

- Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nếu làm lộ tài liệu nội bộ của cơ quan có thẩm quyền ra bên ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người quản lý doanh nghiệp nhà nước
1,087 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào