Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Công đoàn cơ sở là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
...

Theo đó, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).
b. Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
c. Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
d. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.
2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
...

Theo đó, người lao động thành lập công đoàn cơ sở như sau:

- Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).

- Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.

- Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở.

- Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.

Người lao động tham gia công đoàn được hưởng quyền lợi gì?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định:

Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Như vậy, người lao động tham gia công đoàn được hưởng những quyền lợi sau:

- Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Được đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở được thành lập ở đâu?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở có tặng quà cho đoàn viên vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương không?
Lao động tiền lương
Danh hiệu Công đoàn cơ sở xuất sắc xét tặng cho Công đoàn cơ sở đạt các tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động công đoàn cơ sở?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở do công đoàn cấp nào công nhận?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở quản lý tiền đoàn phí công đoàn như thế nào?
Lao động tiền lương
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở nơi tạm dừng đóng kinh phí công đoàn có được hỗ trợ không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở gồm những gì? Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được pháp luật quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Lao động thử việc có được tham gia vào công đoàn cơ sở không? Thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công đoàn cơ sở
325 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn cơ sở

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào