Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ gì?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao nhiêu?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.
Như vậy người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trừ các trường hợp sau:
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP (Thay thế Nghị định 11/2016/NĐ-CP)
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ gì?
Về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài được quy định tại Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó thì người lao động nước ngoài khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được nhận các chế độ sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí và tử tuất.
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài sẽ tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao nhiêu?
Về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài thì tại Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Trường hợp người lao động nước ngoài không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?