Người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi nào?
Tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
Và theo quy định tại Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Tiền ký quỹ của người lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
...
Theo đó, tiền ký quỹ được hiểu là một khoản tiền của người lao động được gửi vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã giao kết với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì khoản tiền ký quỹ của người lao động được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra đối với doanh nghiệp dịch vụ theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi nào?
(Hình từ Internet)
Người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi nào?
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 112/2021/NĐ-CP có quy định về những trường hợp người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ như sau:
- Người lao động đã hoàn thành hợp đồng;
- Người lao động chấm dứt Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trước thời hạn nhưng không gây thiệt hại cho doanh nghiệp;
- Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Người lao động đã nộp tiền ký quỹ nhưng doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã cam kết hoặc quá thời hạn chờ xuất cảnh và người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài;
- Các trường hợp người lao động không gây thiệt hại cho doanh nghiệp;
- Tiền ký quỹ của người lao động còn lại sau khi đã bù đắp thiệt hại phát sinh đối với doanh nghiệp do lỗi của người lao động gây ra theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 112/2021/NĐ-CP về thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ như sau:
Trường hợp không phát sinh thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền;
- Số tiền hoàn trả căn cứ văn bản thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp có phát sinh thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động (bao gồm cả gốc và lãi)
- Số tiền hoàn trả căn cứ vào một trong các văn bản sau:
+ Văn bản thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc
+ Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
+ Văn bản hòa giải thành hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án.
- Mức bù đắp thiệt hại của người lao động theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định sẽ do các bên thỏa thuận và ghi trong văn bản thanh lý hợp đồng.
Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không làm thủ tục để người lao động nhận lại tiền ký quỹ theo quy định hoặc không đạt được thỏa thuận với người lao động về mức bù đắp thiệt hại của người lao động:
+ Người lao động có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
+ Người lao động có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp có Giấy phép khác theo quy định tại khoản 3 Điều 28 hoặc điểm a khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, trách nhiệm thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ thuộc về doanh nghiệp tiếp nhận.
- Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản bàn giao hồ sơ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ về việc hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?