Người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công ở đâu?
Người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công ở đâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký tham gia chính sách việc làm công
1. Người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công đăng ký tham gia dự án, hoạt động quy định tại Điều 3 Nghị định này với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công; niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công
Người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hợp pháp. Nội dung đăng ký bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
1. Họ và tên, giới tính;
2. Ngày, tháng, năm sinh;
3. Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và ngày cấp, nơi cấp;
4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng nghề (nếu có);
5. Địa chỉ cư trú;
6. Diện đối tượng ưu tiên (nếu có):
- Người dân tộc thiểu số;
- Người thuộc hộ nghèo;
- Người thuộc hộ cận nghèo;
- Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp;
- Người chưa có việc làm;
- Người thiếu việc làm;
- Người thuộc hộ gia đình sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
7. Kinh nghiệm làm việc.
Theo đó, người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hợp pháp.
Người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công ở đâu? (Hình từ Internet)
Các dự án, hoạt động nào được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về lựa chọn dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công, cụ thể như sau:
Lựa chọn dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công
1. Các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm:
a) Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch;
c) Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường;
d) Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quyết định thực hiện chính sách việc làm công đối với các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, các dự án, hoạt động được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm:
- Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch.
- Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường.
- Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác.
Ai được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công?
Căn cứ Điều 19 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng tham gia chính sách việc làm công, cụ thể như sau:
Đối tượng tham gia
1. Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
b) Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện dự án, hoạt động không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
Theo đó, người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.
- Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
Người lao động trên là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?