Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra thì có được bồi thường không?
Tai nạn lao động là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
...
Và theo khoản Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo đó tai nạn lao động là trường hợp người lao động đang trong quá trình lao động, thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì gặp tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong.
Tai nạn lao động được phân làm 3 loại:
- Tai nạn lao động làm chết người lao động;
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng;
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.
Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra thì có được bồi thường không không? (Hình từ Internet)
Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra thì có được bồi thường không?
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
...
Theo đó người lao động bị tai nạn mà do lỗi của chính họ gây ra sẽ không được người sử dụng lao động bồi thường.
Tuy nhiên người lao động bị tai nạn mà do lỗi của chính họ gây ra sẽ được một khoản tiền trợ cấp theo luật định từ phía người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì mới được người sử dụng lao động bồi thường.
Cách tính mức trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
Trợ cấp tai nạn lao động
...
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
...
Bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
Một phần của bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tải chi tiết bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: tại đây.
Theo đó mức người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động bị tai nạn do lỗi chính mình gây như sau:
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng ít nhất 12 tháng lương.
- Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng ít nhất 12 tháng lương.
- Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được hưởng ít nhất 0,6 tháng tiền lương;
- Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
+ Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
+ Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?