Người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Cho tôi hỏi người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Câu hỏi từ anh P.T.T (Ninh Thuận).

Người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Căn cứ Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, người lao động bị tai nạn do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân thì không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động.

Người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? (Hình từ Internet)

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp nào được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn gây suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thuộc các trường hợp sau:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có các nghĩa vụ sau:

- Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chế độ tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động được xác định thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn ngoài nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu bị tai nạn lao động ngoài giờ làm việc không?
Lao động tiền lương
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi nào?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đánh nhau chấn thương tại nơi làm việc?
Lao động tiền lương
Công ty nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động trễ thì người lao động có được giải quyết quyền lợi không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chế độ tai nạn lao động
880 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào