Người làm công tác thư viện có những quyền gì?

Người làm công tác thư viện có những quyền gì?

Người làm công tác thư viện có những quyền gì?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Thư Viện 2019 quy định về quyền của người làm công tác thư viện như sau:

Quyền của người làm công tác thư viện
1. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.
2. Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.
3. Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người làm công tác thư viện có những quyền sau:

- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.

- Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.

- Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người làm công tác thư viện có những quyền gì?

Người làm công tác thư viện có những quyền gì?

Người làm công tác thư viện có nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 41 Luật Thư Viện 2019 quy định về nghĩa vụ của người làm công tác thư viện như sau:

Nghĩa vụ của người làm công tác thư viện
1. Thực hiện quy định của pháp luật về thư viện và quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức.
2. Tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; bảo đảm quyền bình đẳng và các quyền khác của người sử dụng thư viện được quy định tại Luật này.
3. Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện.
4. Học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Theo đó, người làm công tác thư viện có những nghĩa vụ sau:

- Thực hiện quy định của pháp luật về thư viện và quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức.

- Tạo điều kiện để người sử dụng thư viện tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện; bảo đảm quyền bình đẳng và các quyền khác của người sử dụng thư viện được quy định tại Luật này.

- Hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện.

- Học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.

Để thành lập thư viện thì người làm công tác thư viện phải có chuyên môn ra sao?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Thư Viện 2019 quy định về điều kiện thành lập thư viện như sau:

Điều kiện thành lập thư viện
1. Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;
b) Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;
c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;
d) Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;
đ) Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Theo đó, để thành lập thư viện thì cần có người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.

Ai có trách nhiệm thực hiện chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Thư Viện 2019 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.
3. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.
6. Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.
7. Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.
8. Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.

Người làm công tác thư viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác thư viện là gì?
Lao động tiền lương
Người làm công tác thư viện có những quyền gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người làm công tác thư viện
1,123 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người làm công tác thư viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người làm công tác thư viện

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách văn bản hướng dẫn về việc thành lập và hoạt động thư viện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào