Người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì?

Cho tôi hỏi nhiệm vụ của người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự phải thực hiện hiện nay là gì? Câu hỏi của anh N.T.H (Hà Nội).

Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản

- Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án.

- Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án.

Hướng dẫn

Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án.

Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự.

- Nắm bắt tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công.

- Triển khai tổ chức thực hiện công tác thi hành án dân sự, thi hành án dân sự hành chính theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định.

Phối hợp thực hiện nhiệm vụ

Phối hợp, tổ chức thi hành bản án, cưỡng chế thi hành án và giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

- Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn.

- Tham dự các cuộc họp đơn vị, cơ quan theo quy định.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác tháng, quý, năm và định kỳ của cá nhân, của đơn vị.


Nhiệm vụ khác

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.

Người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì?

Người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Quyền người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có các quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Quyết định thi hành án theo thẩm quyền.

4.2

Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.

4.3

Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật.

Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như sau:

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

Bản lĩnh nghề nghiệp

3-4


Tổ chức thực hiện công việc

3-4


Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4


Giao tiếp ứng xử

3-4


Quan hệ phối hợp

3-4


Sử dụng công nghệ thông tin

Cơ bản

Nhóm năng lực chuyên môn

Khả năng chủ trì, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, báo cáo, kế hoạch,… liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ

3-4


Am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, về công tác tổ chức cán bộ, báo cáo thống kê, kế toán nghiệp vụ, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; am hiểu sâu và áp dụng thành thạo pháp luật, trình tự, thủ tục về thẩm tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính

3-4


Khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự theo phân cấp

3-4


Khả năng tổ chức thực hiện, xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự

3-4

Nhóm năng lực quản lý

Tư duy chiến lược

2-3


Quản lý sự thay đổi

2-3


Ra quyết định

2-3


Quản lý nguồn lực

2-3


Phát triển nhân viên

2-3

Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có những quyền gì?
Lao động tiền lương
Quyền của Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật là gì?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải thực hiện là gì?
Lao động tiền lương
Thư ký trung cấp thi hành án dân sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như thế nào?
Lao động tiền lương
Quyền của người giữ chức vụ Chấp hành viên sơ cấp thi hành án dân sự hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về năng lực đối với Cán sự thủ kho vật chứng hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Người giữ chức vụ Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về tiếp cận pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào?
Lao động tiền lương
Quyền của người giữ chức vụ Chuyên viên về hành chính tư pháp hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý có những quyền gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp
501 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào