Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ là ai? Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 416/QĐ-TTCP năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra là thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước được giao; chỉ đạo, điều hành Thanh tra Chính phủ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
...
Theo đó, người đứng đầu Thanh tra Chính phủ là Tổng Thanh tra Chính phủ.
Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ là ai? Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Tổng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Thanh tra 2022, trong lĩnh vực thanh tra thì Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ;
- Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn;
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra;
- Ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện;
- Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước, giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra;
- Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra mà Chánh Thanh tra Bộ không nhất trí với chỉ đạo của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Kiến nghị Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Thanh tra Chính phủ được phát hiện qua thanh tra;
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý;
- Kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra theo quy định;
- Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Chính phủ phát hiện qua thanh tra;
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
- Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Hoạt động thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Theo đó, hoạt động thanh tra được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước.
- Không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?