Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu gì về trình độ?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu gì về trình độ?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có nhiệm vụ gì?
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có quyền hạn cụ thể gì?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu gì về trình độ?
Phụ lục II.1 kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác. Lý luận chính trị: Trung cấp trở lên. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III. - Chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Phòng và tương đương. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Có thời gian công tác trong ngành hoặc lĩnh vực liên quan từ đủ 02 năm trở lên. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Phẩm chất khác ... |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị. - Hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của đơn vị. |
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu gì về trình độ?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có nhiệm vụ gì?
Phụ lục II.1 kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có các nhiệm vụ sau:
TT | Mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ |
1 | Tham gia xây dựng văn bản về lĩnh vực được phân công | - Tham gia nghiên cứu, góp ý xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực theo nhiệm vụ được Lãnh đạo đơn vị phân công. - Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện chiến lược, đề án, chế độ, chính sách về lĩnh vực nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân công của Lãnh đạo đơn vị. | Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng theo phân công |
2 | Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ | - Tham gia xây dựng, hướng dẫn triển khai công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho cấp dưới theo phân công. - Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo đơn vị. | - Nội dung tham gia được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu. - Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy |
3 | Tổ chức thực hiện | ||
3.1 | Xây dựng kế hoạch | - Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực thực hiện các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ, ngành về lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của đơn vị. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của phòng quản lý và của cá nhân. | Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ |
3.2 | Nghiên cứu xây dựng các đề án, dự án cấp bộ, cấp cơ sở và công tác nghiệp vụ liên quan | Tham gia xây dựng các đề án, dự án cấp bộ, cấp cơ sở, các tài liệu nghiệp vụ về lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của ngành lao động - thương binh và xã hội theo sự phân công của Lãnh đạo đơn vị. | Phần nội dung tham gia được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao |
3.3 | Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, báo cáo, thống kê | Tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; xét cử viên chức, người lao động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. | Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc |
3.4 | Thực hiện các nhiệm vụ chung, hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. | Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
3.5 | Phối hợp công tác | - Phối hợp với các vụ, đơn vị trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; với các cơ quan tổ chức của địa phương và các cơ quan có liên quan ở Trung ương về lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp theo phân công của Lãnh đạo đơn vị. - Phối hợp với Ban Lãnh đạo và các thành viên trong phòng, trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ. | Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác. |
4 | Quản lý, điều hành | Phân công, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các viên chức theo trách nhiệm quản lý cấp phòng; đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo đơn vị; đề xuất kế hoạch, chủ trương, biện pháp điều chỉnh. | Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý |
5 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị giao. |
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có quyền hạn cụ thể gì?
Phụ lục II.1 kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có quyền hạn cụ thể như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: |
1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định. |
4.2 | Thẩm quyền trong quản lý viên chức, người lao động |
1 | Thực hiện việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động theo phân công của người đứng đầu đơn vị. |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?