Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên được rút ngắn thời gian công tác thực tế?
Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên được rút ngắn thời gian công tác thực tế?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên, cụ thể như sau:
Điều kiện dự thi
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán
Theo đó, một trong những điều kiện để dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên là phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Đối chiếu với quy định cũ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 129/2012/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 25/9/2012 - 15/10/2017) quy định về điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán như sau:
Điều kiện dự thi
...
1. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán;
c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định;
đ) Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.
...
Theo đó, yêu cầu người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.
Như vậy kể từ ngày 15/10/2017, thời gian công tác để được đăng ký tham dự các kỳ thi Chứng chỉ hành nghề kế toán chỉ còn 36 tháng thay vì 60 tháng như trước đây.
Với thay đổi lớn này, sẽ có nhiều người làm kế toán đủ điều kiện hành nghề hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như mục tiêu hội nhập quốc tế.
Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên được rút ngắn thời gian công tác thực tế? (Hình từ Internet)
Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên phải thi mấy môn thi?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về nội dung thi lấy chứng chỉ kế toán viên như sau:
Nội dung thi
1. Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên thi 4 môn thi sau:
a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
c) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
2. Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:
a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
c) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
đ) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
e) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
g) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
3. Người có chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 03 môn thi sau:
a) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
b) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
c) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
4. Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
Theo đó người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên thi 04 môn thi gồm:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Thời gian các môn thi lấy chứng chỉ kế toán viên là bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về thể thức thi lấy chứng chỉ kế toán viên như sau:
Thể thức thi
Mỗi môn thi quy định tại Điều 6 Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Theo đó, người dự thi phải làm bài thi viết, trong thời gian 180 phút/môn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?