Người đại diện theo pháp luật là ai? Ví dụ cụ thể? Ngoài người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì còn ai được giao kết hợp đồng lao động?
Người đại diện theo pháp luật là ai?
Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra theo Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.
Theo đó người đại diện theo pháp luật được quy định riêng đối với cá nhân và pháp nhân.
Đối với cá nhân thì người đại diện theo pháp luật là:
- Cha, mẹ đối đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.
- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đối với pháp nhân thì người đại diện theo pháp luật là:
- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Người đại diện theo pháp luật là ai? Ví dụ cụ thể? Ngoài người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì còn ai được giao kết hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)
Một số ví dụ về người đại diện theo pháp luật?
Dưới đây là một số ví dụ về người đại diện theo pháp luật:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Bé A 10 tuổi, cha mẹ của bé sẽ là người đại diện theo pháp luật, có quyền và nghĩa vụ thay mặt bé trong các giao dịch dân sự.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ: Anh B bị mất năng lực hành vi dân sự do mắc bệnh tâm thần, người giám hộ của anh B sẽ là người đại diện theo pháp luật, thực hiện các giao dịch thay mặt anh.
- Người đứng đầu pháp nhân: Ông C là giám đốc của Công ty XYZ, ông C sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch nhân danh công ty.
- Tổ trưởng tổ hợp tác: Bà H là tổ trưởng của một tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Bà H sẽ là người đại diện theo pháp luật của tổ hợp tác trong các giao dịch liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của tổ.
- Người được Tòa án chỉ định: Anh J bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy. Tòa án chỉ định chị K, em gái của anh J, làm người đại diện theo pháp luật để quản lý tài sản và thực hiện các giao dịch thay mặt anh J.
Ngoài người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì còn ai được giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động?
Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...
Theo đó ngoài người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì những người dưới đây cũng có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:
- Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Tải đầy đủ Mẫu hợp đồng lao động mới nhất hiện nay: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?